Thánh Đường Xuân-Ninh, Móng Cái, được xây dựng từ năm 1909. Đến năm 1926 mới hoàn tất phần tháp chuông
Hầu hết các tháp phụ đều bị trận bảo đêm 02-09-1954 đánh găy.
Và toàn bộ Thánh Đường mới được tân trang lại năm 2009.(sau 100 Năm).

Thuở sinh thời, Cha Tôi đă được chịu Phép Rửa tại ngôi Thánh Đường này.
Khi trưởng thành và lập gia thất, Người đă góp công phục vụ Giáo Xứ Xuân Ninh từ năm 1945 cho đến ngày di cư vào Miền Nam vào đêm 02 tháng 09 năm 1954.

Cha Tôi.
(Thiên Trường Thi Hồi Kư)
Kính dâng Hương Hồn Thân Phụ Mẫu con.
(Nhạc background: "T́nh Cha Tựa Thái Sơn"
Sáng tác Ngô Đ́nh Lương với tiếng hát Quang Linh)

"Cha Tôi" là một Thiên Trường Thi Hồi Kư nói về cuộc đời của một Người Cha từ khi Ngài được sinh ra, cho đến khi từ giă cuộc đời! Một Người Cha suốt đời tận-tụy hy-sinh lo cho gia-đ́nh, cho vợ, cho con...  dầu trong bất cứ hoàn-cảnh khó-khăn nào của cuộc sống...

Khi nói về Cha, Tác Giả không hy vọng có được đầy đủ ngôn từ và bút mực để diễn tả hết về những công ơn mà Ngài đă dành cho gia đ́nh, con cháu, thân tộc và Xứ Họ. Tuy nhiên, Tác Giả sẽ cố gắng nhớ lại và viết về những nét đặc thù của Cha qua nhiều giai đoạn của cuộc sống.

Trước hết, Tác Giả xin sơ lược đôi nét về Tiểu Sử của Ngài: Cha Tôi tên TRỊNH VĂN PHẤN, sinh ngày 28 tháng 07 năm 1909 tại làng Xuân Ninh, Móng Cái, Hải Ninh (Bắc Việt Nam) trong một gia đ́nh Công Giáo thuần thành đạo hạnh. Cha là ông Trịnh Văn Viền và Mẹ là bà Nguyễn Thị Minh. Hai ông bà sinh hạ được 4 người con: Trưởng nam là Ông Trịnh Văn Nhiên. Thứ nữ là bà Trịnh Thị Huyền. Con gái thứ ba là bà Trịnh Thị Huề. Cha tôi là người con út và mất Mẹ từ thuở c̣n nằm nôi. Ông Nội Tôi không tục huyền và sống đơn độc với cảnh “gà trống nuôi con” cho đến khi các con trưởng thành và lập gia thất. Sau hiệp Định Genéve 20-07-1954, Ông theo con cháu di cư vào miền Nam trong đêm 02-09-1954 dưới một trận mưa băo dữ dội, nhận ch́m hằng trăm tàu thuyền giữa biển khơi. Ông mất khi chưa tṛn 1 tháng, sau khi đến ngụ tại Trại Tạm Cư Rạch Kiến cuối năm 1954 do bị bệnh thổ tả, và được an táng tại nghiă trang Bưng Cồng, thuộc quận Dầu Tiếng, Tỉnh Tây Ninh (Hiện giờ thuộc Bến Cát, B́nh Dương.) cho đến ngày nay.

Thuở niên thiếu, Cha tôi theo nho học với thầy Vĩnh, nhưng việc học không được khiển dụng thời Pháp thuộc. Dù theo “Nho học”, nhưng Cha tôi lại rất thích đọc các tác phẩm về văn thơ và chuyện cổ tích như: Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều), Chinh Phụ Ngâm, Nhị Độ Mai, Thạch Sanh, Tấm Cám v.v... Trong khoang thuyền hoặc trên đầu giường của Cha, thường xuất hiện một vài trong những cuốn sách này. Mặc dù tŕnh độ học vấn của Cha tôi không cao, v́ Mẹ mất sớm và gia cảnh nghèo, nhưng cũng đủ hiểu biết để am tường về nội dung những câu chuyện...  Người thường răn dạy Tôi: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. “Con đừng bao giờ quên ơn các thầy cô đă bỏ công tâm và thời giờ để dạy dỗ con nên người hữu dụng cho xă hội, dù là một hay nửa chữ. Hoặc bất cứ ai đă từng giúp đỡ cho con trong cuộc sống; cách này hay cách khác. Tuy nhiên, con cần ghi nhớ điều này: “Vội vă trả ơn là kẻ bội bạc!”.  “Công” th́ con có thể trả, nhưng “Ơn” th́ không bao giờ!” Lời dạy của Cha đă hằn sâu vào tâm trí Tôi từ thuở thiếu thời cho tới tận ngày nay vẫn măi không quên.

Về lănh vực siêu nhiên: Cha là một tín hữu có “Đức Tin” rất mạnh mẽ. Cầu nguyện với Chúa, với Đức Mẹ thường xuyên. Những khi gặp hoàn cảnh gian nan, khó khăn trong cuộc sống, Người thường cầu nguyện với Thánh Giuse Quan Thầy và vững tin; Ngài sẽ cầu bầu cùng Chúa ban cho những ơn cần thiết. Nhiều người giáo dân trong Xứ Họ cũng như các Xứ lân cận nghe vậy, khi gặp những hoàn cảnh ngặt nghèo, khó khăn nguy hiểm…thường đến cùng Cha Tôi cầu nguyện với Thánh Giuse cho các “Ư Nguyện” cần thiết của họ, và hầu như mọi người đều được toại nguyện!

Về lănh vực “Tông Đồ Giáo Dân”: Cha tôi đă tham gia vào Ban Chấp Hành Giáo Xứ (Trùm Họ) từ rất sớm; khoảng từ 1945 cho đến hết Năm 1968 với nhiều chức vụ và qua nhiều gia đoạn (Nhiệm Kỳ). Khi c̣n ở miền Bắc, Cha tôi đă được giao trách nhiệm: Ông Trương (Như một Ủy Viên Giáo Lư, chuyên dạy dỗ Giáo Lư và coi sóc các thiếu nhi nam). Thủ Dịch (Thông Tin), Thư Kư…Khi di cư vào miền Nam và định cư tại Kiến An, Bến Cát, B́nh Dương  cuối năm 1954, Cha tôi lại được Hội Đồng Giáo Xứ Xuân Ninh phân công giữ chức vụ “Trùm Linh” (Lo săn sóc giúp đỡ phần hồn cho các kẻ liệt; qua nhiều Nhiệm Kỳ), từ thời gian đó cho đến hết Năm 1968. Với 23 Năm phục vụ Giáo Xứ trong nhiều lănh vực, đặc biệt 14 Năm trong chức vụ Trùm Linh, Cha đă cống hiến tâm lực để giúp đỡ cho nhiều người, cách riêng cho các bệnh nhân không kể ngày đêm. Do vậy, ngày Cha tôi tạ thế (06-05-1992) đă được Cha Chánh Xứ, Ban Hành Giáo… dâng Lễ Mi Sa cầu nguyện cho cách riêng và đến phúng viếng cùng với toàn thể giáo dân suốt 3 ngày đêm, cùng tham dự Thánh Lễ An Táng và tiễn đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng với sự thương tiếc của nhiều người. Cha hưởng thọ 83 tuổi.

Như đă đề cập ở trên; v́ theo “Nho học”, nên việc học của Cha tôi không được khiển dụng thời Pháp thuộc, do vậy khi trưởng thành và lập gia thất với Mẹ Tôi; tên là: Hoàng Thị Xoan, con Ông Hoàng Văn Nghiệm và Bà Hoàng Thị Sùng, Cha đă sống với nghề ngư (làm biển) theo truyền thống của Tổ Tiên. (Ông Bà Ngoại Tôi sinh hạ được 4 người con, trưởng nữ là bà Hoàng Thị Phượng, kết bạn với ông Đặng văn Cẩn, sinh được 2 người con là Đặng Thị Khấn và Đặng Văn Đọ. Con gái thứ hai là Mẹ Tôi: Hoàng Thị Xoan, trai thứ ba là Hoàng Văn Đang,và út nam là Hoàng Văn Xinh. Riêng Cha Mẹ Tôi sinh được 7 người con, 2 con trai đầu là Trịnh văn Phát, Trịnh Văn Tài và người con gái thứ 5 là Trịnh Thị Huyền; đă chết khi c̣n tấm bé. Bốn (4) người c̣n lại là Trịnh Thị Vần (Chị Tôi thứ 3), Trịnh Văn Chuyên (Tác Giả là con thứ tư), Trịnh Văn Kíp (Em thứ sáu) và Trịnh Thị Mau (Em thứ 7).  Trong suốt chiều dài của cuộc sống, Cha đă để lại nơi Tôi rất nhiều dấu ấn kỷ niệm, khiến Tôi không bao giờ có thể quên được. Tuy nhiên, v́ giới hạn của Bài Viết trong một Thi Tập; nên Tôi chỉ ghi lại những “dấu ấn kỷ niệm” nổi bật mà thôi.

“Dấu ấn” đầu tiên là, vào giữa mùa Đông năm Ất Dậu (1945), trong một trận giao tranh ác liệt giữa quân đội Pháp và Nhật tại Móng Cái, khi quân Nhật vượt qua sông và tràn vào làng Xuân Ninh, chúng đă tàn phá nhà cửa, và hầu hết các vườn cây ăn trái; thậm chí dùng gươm chém rụng hết những trái mít dù già hay vẫn c̣n non. Đồng thời hăm hiếp đàn bà con gái và bắt bớ các người đàn ông con trai, rồi lùa đi trước chúng để làm bia đỡ đạn. Trong hoàn cảnh hổn loạn nguy hiểm đó, Cha tôi đă nhanh chân d́u Mẹ Tôi và các con chạy trốn ra Trà Cổ theo đường ṃn, băng qua làng Xan Lan rồi vượt qua sông t́m nơi trú ẩn. Sở dĩ Bố phải d́u Mẹ tôi đi v́ Mẹ đă bị thương nơi mu bàn chân phải, do miểng đạn pháo kích; khi đang t́m cách chạy xuống tăng xê (hầm) để trú ẩn, tại khu vườn sau nhà mà Cha tôi mới đào vội lúc sáng sớm hôm đó.

Sau gần một Tuần tạm cư ở Trà Cổ trở về, nhà cửa bị phá tan hoang, không lương thực, cả nhà phải ăn củ chuối (gốc cây chuối) cho đỡ đói. Một hôm, Cha tôi rủ bác Ô (ông hàng xóm cạnh nhà) đi biển. Nhưng Bác ngần ngại v́ không có lương thực. Cha liền trấn an Bác: “Em c̣n một củ chuối”. Thế là Bác đồng ư đi biển với Người. Sáng hôm sau, khi ra đến “Vách” (Dẫy núi kéo dài từ mũi Tán cho đến Cửa Đài) th́ Cha và Bác thấy đầy rẫy cá mực đủ loại; nổi lềnh bềnh thành bè theo gịng nước, trắng cả mặt biển. Cá chết v́ nước quá lạnh! Sau khi vớt đầy thuyền đủ loại cá, mực…Cha và Bác trở về, cả hai gia đ́nh đều rất vui mừng. Trưa hôm đó mọi người được một bữa no nê! Riêng Tôi, đây là một “Dấu Ấn Kỷ Niệm” không bao giờ quên:

“Con xin dâng Cha một giọt lệ,
Để nhớ lại một thời thảm-thê;
Đại chiến Bốn Lăm(1945) Cha đi bể;
Lương-thực: củ chuối, Cha cười hề...
Thuyền về đầy cá, con say-mê!”

“Dấu ấn” thứ hai mà Tôi muốn ghi lại để tạ ơn Cha là: Vào mùa Đông năm 1950 (Năm Canh Dần), trong một chuyến đi biển với Người tại cao Cửa Tiếu, Cha neo thuyền để dênh (thả câu theo ḍng nước) cá Thu. Sau gần 30 phút, không thấy cá cắn câu, Cha nhắc Tôi: “Con kéo câu lại, xem con tôm mồi c̣n sống không?” Vâng lời Người, Tôi kéo dây câu về và cúi xuống sau lái thuyền để xem con tôm c̣n sống hay đă chết. Với tuổi đời lên 8, Tôi phải cố gắng vươn người ra mới có thể đụng vào con tôm. V́ bất cẩn trong lúc thuyền chao đảo, Tôi bị rơi xuống biển và trôi theo ḍng nước. Bất kể nguy hiểm, Cha liền lao xuống biển để cứu Tôi, mặc dù chưa kịp cởi quần áo; kể cả áo bông (áo ấm may bằng bông g̣n). Kỷ niệm này làm sao Tôi có thể quên được. Để tạ ơn Cha: 

“Con xin dâng Cha một giọt lệ,
Để nhớ một mùa Đông tái-tê,
Thuyền chao-đăo, con rơi xuống bể,
Phong-ba, băo-táp, Cha bất kể;.
Lao xuống đại dương cứu con về.”

“Dấu ấn” thứ ba là một “kỷ niệm” rất đặc biệt mà Tôi muốn ghi lại để tưởng nhớ đến công ơn của Cha là: Sau Hiệp Định Genéve 20-07-1954, Việt Nam bị Pháp và Việt Minh (sau này là Cộng Sản Việt Nam) cắt chia đôi tại vĩ tuyến 17, lấy sông Gianh (c̣n gọi là sông Bến Hải) làm ranh giới. Từ vỹ tuyến 17 vào đến mũi Cà Mâu, thuộc Chính Quyền Quốc Gia, do vua Bảo Đại làm Quốc Trưởng và ông Ngô Đ́nh Diệm làm Thủ Tướng lănh đạo (sau này là “Việt Nam Cộng Ḥa” do cố Tổng Thống Ngô-Đ́nh-Diệm lănh đạo). Nửa phần c̣n lại từ vỹ tuyến 17 đến Ải Nam Quan và Móng Cái, tỉnh Hải Ninh do Việt Minh chiếm đóng; dưới sự điều khiển của tên cáo già bán Nước “Hồ Chí Minh”. Khi về tiếp thu miền Bắc, Việt Minh sai cán bộ đi khắp các thôn làng để tuyên truyền là “Việt Nam đă đánh đuổi được Pháp và giành lại được nền độc lập, tự do, dân chủ.” Hàng đêm, chúng tập trung hết các thanh thiếu niên nam nữ lại để tuyên truyền, tập ca hát nhạc đấu tranh và dạy nhảy “Son Đố Ḿ”… chuẩn bị cho Buổi Mít Tinh mừng “ngày độc lập” (Việt Minh họ nói như thế.) vào đêm mồng 2 tháng 9 (02-09-1954) ở trên tỉnh…Gia đ́nh nào không cho con em đến tham gia sẽ bị cảnh cáo và ghi vào sổ đen. Trước t́nh h́nh khó khăn như thế, bà con làng Xuân Ninh đă rỉ tai nhau: “Chúng ta nên lợi dụng đêm mồng 2 tháng 9, trên đường đi mít tinh, hăy đồng loạt xuống thuyền, đậu sẵn tại các bến, để trốn vào Cậm Phả, Hồng Gai chờ di cư vào Nam.”  

Đêm đó (02-09-1954), 90% người làng Xuân Ninh đều ra đường; thay v́ lên Tỉnh mít tinh, th́ xuống thuyền chạy trốn như đă rĩ tai hẹn trước. Gia đ́nh Tôi cũng không ngoại lệ. Cha Tôi dẫn gia đ́nh 7 người (Gồm có Bố già, vợ và 4 con) xuống thuyền tại bến Mô, và mang theo 5 người thuộc gia đ́nh bác Đoàn Văn Thức (Bác Thức là chồng của bà Trịnh Thị Thêu, em gái họ của Cha Tôi). Trước khi rời bến, Cha dặn hai người cháu (con của Bà Trịnh Thị Huề, chị gái ruột của Cha Tôi) là Hoàng Văn Tu (cháu trai) và Hoàng Văn Dung (cháu rể): “Cậu sẽ đợi các cháu tại Đá Chồng. Khi nào các cháu ra tới nơi th́ nháy đèn báo hiệu cho cậu rồi chúng ta sẽ cùng đi.”

Như đă hẹn trước, khi thuyền gia đ́nh Tôi ra đến Đá Chồng, Cha tôi neo thuyền bên một cái “Giậu” (một loại phương tiện; cắm trên băi biển theo h́nh chữ V để bắt tôm cá…) để chờ hai người cháu. Nhưng chờ măi; 9giờ00, 10giờ00, rồi 11giờ00…vẫn không thấy bóng dáng thuyền của hai người cháu xuất hiện.

Đêm đó, bầu trời đen kịt, mây vần vũ cuồn cuộn kéo đến. Chớp đàng sóc (hướng Đông Bắc) nháy liên hồi, gió bắt đầu thổi mỗi lúc càng lớn hơn. “Băo sắp tới rồi!” Cha tôi báo động với mọi người, đồng thời buộc thuyền vào một cái cột Giậu để tránh gió. Suốt đêm hôm đó, thuyền đỗ cạn trên băi biển khi triều xuống nên không bị nguy hiểm. Nhưng rạng sáng hôm sau, khi triều dâng mỗi lúc càng lên cao, phủ lấp hết các hàng Giậu, không c̣n ǵ để che chắn, hầu hết các thuyền xung quanh đă bị đắm ch́m. Thuyền gia đ́nh Tôi cũng bắt đầu gặp nguy hiểm. Sóng (nước) đă phủ đầy thuyền, nhưng chưa bị lật úp. Cha tôi nhắc nhở mọi người: “Hăy ăn năn tội và cố gắng tát nước…” Rồi Cha lặn sâu xuống dưới nước, mang theo từng chiếc neo, thay đổi cắm lút xuống ḷng biển, sau đó bơi trở lại, lên thuyền, kéo từ từ đưa thuyền vào bờ. Trải qua nhiều lần như vậy, Cha tôi đă đưa được thuyền vào bờ b́nh an. Đồng thời c̣n cứu được 4 người trong gia đ́nh cô chú Tiến Nhặt gồm hai vợ chồng với người con trai tên Hiền và em gái vợ là cô Lư Thị Ngoẽn (vợ chú Nguyễn Văn Phụng, con bà Vương Thị Diệp), v́ thuyền của họ đă bị băo đánh ch́m.

Tác Giả xin được mở một dấu ngoặc về sự kiện trên: Thuyền gia đ́nh Tôi không bị ch́m có thể là một “Phép Lạ!?”. Tôi nghĩ như thế! Sỡ dĩ Tôi nghĩ như vậy là v́ Cha Tôi là một ông Trùm Họ (Thư Kư) thời đó và được Thầy Ḥa (Thầy già Dim) giao cho trách nhiệm mang theo hầu hết “Vật dụng Thánh” của Thánh Đường Giáo Xứ Xuân Ninh vào Nam như: “Sách Lễ, Kinh Thánh, Chén Thánh, Đĩa Thánh, Mặt Nhiệt, Khăn Thánh, các loại Áo Lễ, Phương Du và nhiều tài liệu cần thiết như “Sổ Rửa Tội”(Hiện nay c̣n lưu giữ tăi Giáo Xứ Xuân Ninh, Cam Ranh) v.v…Tất cả được đựng trong một cái “rương” lớn; chiếm hầu hết khoang thuyền. Có lẽ nhờ vậy mà Chúa thương ǵn giữ con thuyền b́nh an; không bị băo đánh úp và ch́m như hằng trăm chiếc khác. Tôi cảm nghiệm và tin như thế! Đêm hôm đó (02 rạng 03-09-54), thuyền gia đ́nh Tôi đậu bên làng Đồng Chùa (Vạn Ninh), nơi có rất nhiều người theo Việt Minh. Nhưng v́ băo chưa dứt nên cam chịu nguy hiểm! Tuy nhiên, gia đ́nh Tôi đă không gặp bất cứ trở ngại nào.

Sáng sớm hôm sau (03-09-54), Cha đưa thuyền ra biển và thẳng cánh (cánh buồm) để vào Hồng Gai, nhưng khi vào đến Cống Vạn Mực th́ trời đă tối nên phải đậu lại qua đêm. Tại đây, Cha đă gặp lại thuyền của người anh ruột là bác Trịnh Văn Nhiên; tức bác Xiết (Theo tục lệ thời xưa, Tên người con trưởng thường được dùng để gọi thay tên Cha hay tên Mẹ. Anh Trịnh Văn Xiết là con duy nhất của bác Tôi.). Anh em gặp nhau vừa mừng vừa tủi. Bởi v́ sáng sớm hôm đó (03-09-54), sau khi trận băo đă dịu đi; thuyền Bác Tôi mới rời bến và  mang theo hầu hết những gia đ́nh hay người nào không có phương tiện chạy trốn như gia đ́nh chú Trịnh Văn Dương, gia đ́nh Bà Ca (gọi theo tên con là Bà Tâng). Anh Trịnh Văn Nhót; con bá Viêm (Bá Viêm ở lại v́ hai người con làm ở trên “Ḷ Bát” là Chị Nổi và anh “Nhít Nhót” bị kẹt không về nhà được) và c̣n một số người khác mà Tôi không c̣n nhớ Tên.

Cũng sáng hôm đó (03-09), khi thuyền Bác Tôi vừa chạy ra đến khu vực Đá Chồng, đối diện với núi B́nh Ngọc (Nơi đây là một bến cảng của Móng Cái, Tỉnh Hải Ninh. Thời Chính Quyền Quốc Gia, có cơ quan hành chánh và quân đội làm việc. Nhưng khi Việt Minh tiếp thu sau Hiệp Định Genéve, họ chưa có đủ người và phương tiện để kiểm soát…) đă thổi “Ốc” nhiều hồi (một phương tiện báo hiệu… làm bằng vơ con Ốc lớn thay cho c̣i hay mơ.), để hỏi thăm xem có ai c̣n bị sót lại v́ bị tai nạn hoặc ghe thuyền đă bị đắm ch́m hay không? Khi nghe tiếng “Ốc” hỏi thăm, từ trong Đồng Chùa chạy ra, Cha Tôi nh́n thấy thuyền của Bác Xiết và đă thổi “Ốc” trả lời. Nhưng có lẽ v́ không nghe được tiếng “Ốc” phúc đáp, nên thuyền Bác Tôi cứ thế một mạch xuôi theo ven gành; với hy vọng có thể cứu vớt được ai hay không? Khi thuyền gia đ́nh Tôi ra được đến “Vách”, khu vực Vạn Da, th́ thuyền Bác Tôi đă tít mù xa nơi vùng Vạn Ng̣i ở Cửa Đài. Và măi tới tối mới gặp lại nơi Cống Vạn Mực như đă nói ở trên.

Sáng hôm sau (ngày 04-09-54), hai anh em tiếp tục cho thuyền di chuyển và măi tới trưa mới vào đến Cẩm Phả và lưu lại nơi đây gần một tháng, sau đó mới di chuyển về Hồng Gai và ra tàu Mỹ để di cư vào Nam. Trải qua nhiều nỗi gian truân nói trên, Tôi đă nghiệm ra công ơn của Bố thật là vĩ đại, và cao hơn núi Thái Sơn, v́ vậy để tạ ơn Cha:  

Con xin dâng Cha một giọt lệ,
Để nhớ lại một thời xa quê...
Đ́nh chiến Năm Tư (1954) cộng kéo về,
Triệu người bỏ xứ… buồn xiết kể!
Cha dẫn con chạy (trốn) khi đêm về.

Trước khi viết về “dấu ấn kỷ niệm” thứ tư, Tôi muốn lược qua về cuộc đời của Cha trong 2 năm đầu tha hương tại miền Nam. Khởi đầu, gia đ́nh tôi cùng với bà con làng Xuân Ninh, Trà Cổ, Đầm Hà; cư ngụ tại Trại Tạm Cư Rạch Kiến, thuộc Quận Dầu Tiếng, Thủ Dầu Một (Tây Ninh); chưa đầy một tháng th́ ông Nội Tôi chết do bệnh thổ tả như đă đề cập ở trên. Biến cố này đă làm Cha Tôi rất đau buồn; nhất là sau đó không lâu lại phải rời Rạch Kiến vào định cư tại Kiến An, thuộc Bến Cát, B́nh Dương, bỏ lại “mộ Cha” lạnh lẽo một ḿnh nơi nghĩa trang Bưng Cồng:

“Cha già lâm bệnh gian-nan;
Thác nơi Rạch-Kiến (5), xác an Bưng-Cồng (5).
Đời Ngài... một chuỗi long-đong;
Tuổi thơ mất Mẹ, lêu-bồng mất Cha!
Lang-thang quê-quán người ta,
Ngày thương, tháng nhớ quê Cha xa vời!
Mất Mẹ, từ thuở nằm nôi,
Nay xa bia mộ, xa rời Cha yêu!!!” 

Sau gần 2 năm định cư tại Kiến An, Cha đă góp sức cùng làng Xuân Ninh (Liền ranh với Xuân Ninh c̣n có thêm làng Trà Cổ), phá rừng lập Ấp, xây dựng Thánh Đường, trường học, chợ búa v.v… và gieo trồng, lương thực đủ đầy và gia đ́nh vui sống trong an b́nh, ấm no:

“Hai Năm sống tại Kiến-An (6),
Góp công, góp sức cùng làng Xuân-Ninh;
Dựng xây Cung Thánh (Thánh-Đường) cầu kinh,
Học đường, chợ búa... an-b́nh ấm-no.
Ngày nương, tối viếng ao hồ...
Có ngô, có lúa, có lờ lóc, lươn.
Đôi khi lận tới tận nguồn;
Ḍng sông (7) uốn khúc, xanh muôn ân-t́nh!” 

Cuộc đời đang b́nh lặng và nên thơ như thế đó và:

 “Tưởng rằng thoát bọn Việt-Minh,
Nào ngờ thấp-thoáng bóng h́nh Cộng Nô;”

Khi phát hiện sự có mặt của Việt Cộng tại Kiến An (Vùng này thuộc Chiến Khu D của Việt Minh, nằm ở đầu nguồn Sông Sài G̣n, có rất nhiều hầm trú ẩn, c̣n để lại dấu tích quân trang, quân dụng sau khi đ́nh chiến. Nơi đây Việt Minh trồng rất nhiều củ Ḿ, loại Ḿ ngọt có thể ăn sống được.) Cha tôi đă cùng với bà con Xuân Ninh hội họp, bàn thảo… rồi chia thành 2 Phái Đoàn Đại Diện, đi tham quan các nơi để chọn “Miền Định Cư” khác: Từ Cái Sắn, Long Xuyên, đến La Ngà, Đất Đỏ, Phước Tỉnh rồi Cam Ranh, miền Trung. Sau khi bàn thảo, so sánh các miền… mọi người đồng thuận di chuyển ra Cam Ranh, miền Trung; v́ nơi đây thích hợp với nghề ngư của hầu hết dân làng.

Trong suốt thời gian hơn 4 năm định cư tại Cam Ranh; kể từ 1956 đến 1960, Cha tôi đă sống với nghề ngư và làm đủ loại lưới, câu… tùy theo mùa:

“Cha tôi hớn-hở tranh-đua,
Lên rừng đốn gỗ, xẽ, cưa...  đóng thuyền.
Đêm, ngày đan lưới chăm-chuyên,
Sớm hôm, xe-vấn, vo-viền...  vàng câu (9).
Lựa thời, chọn chỗ nông, sâu;
Tùy Mùa, thả lưới (10), buông câu, đúng kỳ.
Cha tôi toan-tính tinh-vi;
Thuận thời cào ốc (10) tiện th́ hải-sâm (10) (câu 120)
Mùa Đông, ngồi cḥi...  cất Tâng (11);
Cá Cơm, cá Trích, cá Lâm, cá Ṃi.
Khi đi vùng biển Ba-Ng̣i;
Giương ganh thả lưới; đúng thời giả tôm.
Mùa Xuân, thường có gió Nồm;
Trời yên, biển lặng...  sớm, hôm Câu Mồi. (12)
Đôi khi thẳng cánh (13) ra khơi;
Lúc th́ Mũi Né, Mũi Hời, Ḥn Xe...
Cá Cam, cá Mú...  lằm(*) ghe; (*) Nhiều quá tải.
Cá Song, cá Chấm, ê-hề Tàu-Ma (14)! (câu 130)
Lắm khi, xa tít... thật xa,
Thả câu bắt Nhám, để mà xén vây...
Nghề Ngư, một thuở bậc thầy,
Lưới, câu... giăng-mắc, bủa-vây khắp vùng.
Nhưng Đời vẫn kiếp lao-lung;
Không sao tránh khỏi khốn cùng Đời Trai.”

Từ 1960 đến 1962, Nhật hợp đồng với Chính Phủ Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) mua cát Thủy Triều; đem về chế biến thủy tinh, th́ cả hai mặt trong ngoài “Bán Đảo Cam Ranh” đều bị cấm. Không nơi đánh bắt cá cũng như đậu thuyền, nên các ngư dân đành giăi nghệ, đi kiếm việc khác để làm… Cha Tôi cũng cùng số phận, và xin vào làm phu xúc cát:

“Đến thời (15)... Vận Nước đổi thay:
Biển ngoài bị cấm:“Không ai ven gành!”
Tàu Nhật cập vịnh Cam Ranh;
Hợp đồng mua cát... phải đành giải Ngư. (câu 140)
“Cha tôi toan-tính ưu-tư:
“Làm sao kiếm sống bây chừ hỡi Em;
Gành ngoài, không thể mon-men;
Băi trong, cũng cấm mon-men ven bờ.
Bầy con, tuổi hăy c̣n thơ,
Đang thời ăn, học... bây giờ tính sao!?”
Cha tôi, tính thấp, tính cao...
Sau cùng quyết-định; xin vào làm phu.
Ngày đêm, xúc cát... như tù!
Bồ lên, bồ xuống... cần-cù liền tay. (câu 150)
Nhọc-nhằn; nhưng vẫn hăng-say,
Sao cho con cái, có ngày vươn lên!
Cần lao chẳng kể ngày đêm;
Miễn sao cuối tháng có thêm chút tiền.” 

Một hôm, trong lúc đang điều khiển để kéo “bồ cát” đưa lên tàu, không may dây cáp bị đứt và “bồ cát” rơi xuống, đè lên người Cha Tôi, khiến Ngài bị trọng thương. Cũng may là nhờ được ông bác Trịnh Văn Chung, một vơ sư nổi tiếng trong vùng; tận t́nh nắn gân, sửa khớp và thoa bóp bằng “thuốc vơ”, nên sau một tháng nằm điều trị Cha Tôi đă lành lại:

“Cha tôi cần-mẫn, chăm chuyên...
Không may: cáp đứt, lănh nguyên một bồ;
Cát nặng, đè bộ xương khô,
Làm cho đau đớn, nhấp nhô gượng ḅ.
Tối về, nhức nhối, hen ho,
Lưng trật, chân trẹo, nằm co rên hừ! (câu 160)
Nh́n Cha, ḷng Mẹ ưu-tư...
Lựa lời khẻ hỏi: “Bây chừ sao anh?
Thuốc nào mau khỏi, chữa lành;
Thầy lang, bác sĩ... ư Anh thế nào?”
Thương vợ lúng-túng ra vào,
Cha tôi khẻ bảo: “Thuốc nào cũng đang,
Nhà nghèo, ta đón Thầy Lang,
Tiền đâu Bác Sĩ, cưu-mang nợ-nần!?
“Ḿnh” lên Bác Tốt (*) phân-trần... (*) Trịnh Văn Chung)
Làm ơn quá bước; nắn gân mau lành.” (câu 170)
Mẹ liền cất bước đi nhanh,
Gặp ông Bác Tốt: “Nhờ anh giúp giùm;
“Nhà Em” vừa bị trẹo lưng,
Đôi chân khập-khiểng, như chừng bong gân.”
Bác Thầy, không chút phân-vân,
Kíp mang chai thuốc, đỡ-đần chú em.
Vào nhà, Bác khẻ vén rèm,
Miệng trầu tóm-tém…“Lưng em thế nào,
Đứng lên, ngồi xuống làm sao,
Khớp xương cột sống... chỗ nào nhói đau. (câu 180)
Đôi chân có thể bước cao,
Nắn qua, bóp lại... nơi nào nhức gân?”
Cha tôi khe-khẻ phân-trần;
Lần ṃ cột sống...“Trật gân đốt này,
Nhói đau không thể nhích xoay.
Đôi chân; gân trẹo chỗ này Bác ơi.”
Hỏi rồi Bác bảo Cha tôi:
“Chú nằm sấp lại để rồi tôi lo... ”
Thuốc rượu Bác đỗ; thoa, vo...
Nắn qua, nắn lại sao cho thấm dần. (câu 190)
Khởi đầu Bác sửa bong gân;
Đôi chân co, duỗi... dần-dần tự nhiên.
Tiếp lời Bác bảo:“Nằm yên!”
Mạnh tay nhấn đốt...“rắc”... liền ngang lưng!
Cha tôi nước mắt rưng-rưng;
Chịu đau không thấu, như chừng hụt hơi.
Thuốc thang... một tháng phục hồi,
Tạ ơn Trời, Bác; Cha tôi đă lành!”

Cuộc đời Cha như thế đó và đă để lại nơi tâm hồn Tôi “dấu ấn kỷ niệm” thứ tư thật khó quên. Để tạ ơn Cha:

“Con xin dâng Cha một giọt lệ,
Để nhớ một thời Cha làm thuê (1),
Bồ cát rơi... đè Cha ê-chề;
Con nh́n Cha đau, nhỏ giọt lệ,
V́ con, Cha lao-nhọc nặng-nề!”

Chưa hết, khi hay tin Quốc Hội Mỹ bác bỏ viện trợ thêm 300 triệu dollars theo yêu cầu của Chính Phủ  Việt Nam Cộng Hoà (VNCH), Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) đă xua quân đánh chiếm Ban Mê Thuật (Sau ngày 30-04-1975, Cộng Sản Việt Nam đổi Tên lại là “Buôn Ma Thuột”) vào ngày 10 tháng 3 năm 1975. Ba (3) ngày sau khi mất Ban Mê Thuật, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đă triệu tập một cuộc họp khẩn cấp ngày 14.3.75 tại Cam Ranh với đầy đủ các vị Lănh Đạo Trung Ương: Từ Tổng Thống đến Thủ Tướng, Tổng Tham Mưu Trưởng, các Phụ Tá Quân Sự và các Tư Lệnh Quân Đoàn… Tại phiên họp này, Tổng Thống Thiệu đă chỉ thị Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II và Quân Khu II, hăy rút bỏ Cao Nguyên, đồng thời nhanh chóng tái phối trí lực lượng nơi vùng duyên hải, sau đó sẽ tái chiếm lại Ban Mê Thuật, Kontum và Pleiku.

Chấp hành “Nghiêm Lệnh”, ngày 16.3.1975, Tướng Phú bắt đầu ra lệnh rút quân theo liên tỉnh lộ số 7, nối Pleiku và Phú Yên, v́ quốc lộ 19 nối liền Pleiku với Quy Nhơn đă bị CSBV chiếm đóng nhiều nơi. Kế hoạch triệt thoái của Tướng Phú đă thất bại; v́ bị quân CSBV chận đánh ở đèo Tuna, phía đông Phú Bổn. Cả Quân Khu II bị thất thủ, kéo theo Quân Khu I và sau đó cả miền Nam Việt Nam vào ngày 30-04-1975.

Trong cuộc triệt thoái Quân Khu I và Quân Khu II, một phần trong các Đơn Vị Không Quân (KQ) như Sư Đoàn 1 KQ Đà Nẵng, Sư Đoàn 6 KQ Pleiku, Đài Kiểm Báo 62 Ban Mê Thuật, Căn cứ KQ Phù Cát... đă rút về Phi Trường Nha Trang. Khiến nơi đây không c̣n đủ sức tiếp nhận. V́ vậy, sáng sớm ngày 29-03-1975, Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Oánh, Chỉ Huy Trưởng; Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân (TTHLKQ) Nha Trang đă ra lệnh di chuyển TTHLKQ về căn cứ Tân Chí Linh ở Vũng Tàu và Tân Sơn Nhất ở Sài G̣n.

Từng đoàn xe vận tải GMC và dodge (đốt cát) chở đầy lính và quân dụng từ TTHLKQ sang Trạm Tiếp Liên Sư Đoàn 2 Không Quân (SĐ2KQ), để di chuyển về căn cứ Tân Chí Linh ở Vũng Tàu và Tân Sơn Nhất. Lúc ban đầu, các chuyến bay c̣n có thứ tự. Nhưng, khoảng từ 10giờ00 sáng hôm đó (29-03-75) trở đi, t́nh h́nh bắt đầu trở nên bất ổn; v́ số người dồn sang Trạm Tiếp Liên SĐ2KQ ngày càng đông. Cộng thêm các quân nhân thuộc SĐ2KQ Nha Trang, do Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Lượng làm Tư Lệnh, khiến t́nh h́nh di tản trở nên khó khăn hơn. Các phi vụ di tản đă không c̣n đáp ứng đủ nhu cầu. Thêm vào t́nh h́nh thành phố Nha Trang cũng bắt đầu trở nên hổn loạn, v́ các tù binh đă phá Trung Tâm Cải Huấn Nha Trang, vượt thoát khỏi nhà tù và đi phá phách, cướp giật, đốt phá nhiều nơi ngoài Thành Phố; trong khi Việt Cộng vẫn tiếp tục pháo kích vào Phi Trường Nha Trang.

Khoảng 12giờ00 trưa, Lệnh “Cấm Quân” bắt đầu được áp dụng: “Trong không ra, ngoài không vào”. Kể từ thời gian này trở đi, Đơn Vị của Tôi bắt đầu được lệnh di tản. Trước khi rời Nhiệm Sở, Tôi được lệnh Thiếu Tá Nguyễn Khắc Tôn, phóng hỏa toàn bộ Hồ Sơ Lư Lịch và các Tài Liệu được lưu trữ trong Văn Khố. Sau đó, Tôi đă vội vă ra nhà ở đường Biệt Thự (trước cổng Long Vân Nha Trang) đón gia đ́nh vào Đơn Vị, rồi dùng một xe Pickup di chuyển sang Trạm Tiếp Liên SĐ2KQ để di tản vào Sài G̣n. Nhưng suốt từ 1giờ00 trưa đến hơn 4giờ00 chiều hôm đó, gia đ́nh Tôi không cách nào lên phi cơ được v́ số người chen lấn qúa đông!

Đến khoảng 4giở30, khi thấy một chiếc vận tải cơ C130 đậu lại gần cuối phi đạo 23, Tôi đă nói với Trung Sĩ Lê Tấn Phê: “Chúng ta đến đó.” Khi đến nơi, số người tập trung đă qúa tải, nên viên phi công đă khép bửng sau lại, không cho người nào lên và tống ga cất cánh. Sức gió của 4 động cơ đă thổi lật nghiêng chiếc xe chở gia đ́nh Tôi và một số anh em thuộc Đơn Vị. Cha và con trai trưởng của Tôi (Trịnh Hoàng Nhân) cùng với một vị Trung Sĩ cũng tên Nhân, bị văng khỏi xe và bị gió thổi lăn trên phi đạo. Cha tôi bị thương khá nặng, trầy trụa mặt mũi và khắp cả châu thân, quần áo rách nát và máu me đầy người. Tất cả hồ sơ, giấy tờ và một số tài sản quư kim và tiền bạc của gia đ́nh; mà Cha tôi mang theo cũng bị gió loạn cuốn theo, mất hết; không c̣n th́ giờ để gom lại:

“Người, xe chen lấn dập dồn,
Dân, quân lăn lộn, bồn chồn lo toan…
Cha nh́n hổn cảnh bàng hoàng.
Hỏi Tôi: “Con đă sẵn sàng hay chưa?”
Tôi liền nhỏ nhẹ thân thưa:
“Con dùng Pickup để đưa gia đ́nh.
Nhờ Cha mang xách bên ḿnh;
Giùm con giữ chút quư kim gia tài.”
Cha Tôi giữ xách trong tay,
Phần Tôi trở lái… đến ngay cuối tàu. (câu 630)
Nhưng người như kiến chen nhau,
Phi công tăng tốc… chiếc tàu vụt bay.
Xe Tôi bị lật lăn quay,
Cha già bị gió thổi bay trên đường.(* Phi đạo.)
Thân Người trầy trụa vết thương.
Gia tài mất sạch theo luồng gió bay.
Cả nhà lâm cảnh trắng tay,
Tư trang, chăn áo, tung bay khắp trời.
Cha Tôi gượng dậy, hụt hơi…
Bước đi thất thểu, ră rời châu thân.” (câu 640)

Sự kiện trên, đă để lại trong Tôi “dấu ấn kỷ niệm” thứ 5 ngàn đời không quên. Để tạ ơn Cha:

“Con xin dâng Cha một giọt lệ,
Để nhớ một thời con tản-di (2),
Cửa nhà, sản nghiệp, Cha bỏ đi,
Theo con dù bom đạn hiểm-nguy;
Gió loạn, xe lật, cuốn Cha đi.” 

Sau khi băng bó vết thương cho Cha, Tôi tiếp tục lái xe sang “Trường Phi Hành” thuộc TTHLKQ/Nha Trang. Khi thấy có 4 chiếc Cessna c̣n trống chỗ chờ khách VIP. Tôi liền đề nghị với các viên Phi Công (Trưởng Phi Cơ): “T́nh h́nh hổn loạn, rất nguy hiểm! Chúng ta nên đi ngay kẻo không kịp!” Bốn (4) Trưởng Phi Cơ đồng thuận với ư kiến của Tôi. Tiếp theo, Tôi đề nghị lấy 2 chiếc, v́ gia đ́nh Tôi có 18 người. Sau đó, Tôi chia gia đ́nh ra thành 2 Nhóm: 9 người 1 chiếc, cộng với Trưởng Phi Cơ là 10 người một chiếc. Hai (2) chiếc c̣n lại, dành cho 2 gia đ́nh của các bạn Tôi là Trung sĩ Nguyễn Văn Mùi (Hiện sống tại Canada) và Trung Sĩ Nguyễn Nghiêm (Không tin tức kể từ ngày đó: 29-03-1975). Tiếp theo, 2 chiếc Cessna chở gia đ́nh Tôi bắt đầu di chuyển ra phi đạo cùng một lúc, và Phi Cơ của Tôi cất cánh trước. Sau 5-7 lượt bay ṿng... chờ Phi Cơ chở Cha Mẹ, Chị, các cháu và 2 người con của Tôi; để cùng vào Tân Sơn Nhất, Sài G̣n. Nhưng chờ măi; chiếc phi cơ đó vẫn không cất cánh được, v́ Việt Cộng pháo kích liên tục. Cuối cùng Tôi đành phải bay đi và đáp xuống Phi Trường Bửu Sơn, Phan Rang v́ phi cơ đă gần hết nhiên liệu. Sáng sớm hôm sau, Tôi và vị Trưởng Phi Cơ lên Kho Nhiên Liệu để kiếm thêm xăng, để bay tiếp vào Tân Sơn Nhất, Sài G̣n... nhưng không c̣n, đành phải bỏ Phi Cơ lại tại Phi Trường Bửu Sơn. Sau đó, Tôi dẫn gia đ́nh sang Trạm Tiếp Liên, để t́m phương tiện di tản về Sài G̣n. Nhưng suốt từ sáng sớm hôm đó đến khoảng 5giờ00 chiều, gia đ́nh Tôi không cách nào lên Phi Cơ được v́ số người chen chúc quá đông, trong khi con cái Tôi hầu hết c̣n quá nhỏ! Đến khoảng 5giở30pm, một chiếc vận tải cơ C130 dừng lại nơi đoàn người chúng tôi đang đứng chờ ngoài phi đạo... (Khi đó, t́nh h́nh di tản hổn loạn, phi cơ không c̣n vào parking cho khách lên như b́nh thường, mà chỉ dừng lại nơi nào ít người, đang chờ dọc phi đạo.) Nhưng số người dồn đến quá đông, nên chiếc C130 đă cho đóng bửng sau lại và tống ga cất cánh...  Sức gió và hơi nóng do 4 động cơ phun ra làm mọi người cháy da, sém mặt, tóc tai bù xù cháy khét. Trong lúc đang chạy chen lấn để có thể lên tàu, Vợ Tôi, trên tay bồng thằng con 4 tháng tuổi (Trịnh Hoàng Chính), đă ngă sấp trên phi đạo. Cũng may, Tôi đi liền sau lưng, đă kịp giang tay cản mọi người lại, nên thoát nạn, nếu không hai Mẹ con đă bị giẵm đạp và có thể mất mạng! Sau đó, Tôi đưa gia đ́nh đến một chiếc vận tải cơ C119 (Loại phi cơ có 2 đuôi.) vừa dừng lại gần đấy, rồi ghi danh lên Tàu. Nhưng khi thấy số người trên phi cơ đă quá tải... sợ nguy hiểm nên lại thôi. Lúc quay ra, Tôi gặp lại Trung Tá Nguyễn Văn Thiệt, Trưởng Pḥng của Tôi và 2 Hạ Sĩ Quan là Trung Sĩ Nguyễn Văn Ngọc và Trung Sĩ Nguyễn Văn Phức cùng đi với Ông. Khi đó, Ông mời gia đ́nh Tôi lên chiếc xe Jeep lùn của Ông (gồm 12 người), rồi tiếp tục chạy đuổi phi cơ trên đường phi đạo. Mỗi lần đến những nơi có Phi Cơ ngừng cho người lên tàu, th́ số người dồn về lại quá đông, nên gia đ́nh Tôi không cách nào lên tàu được, lại tiếp tục chạy đuổi chiếc khác. Đến khoảng 6giờ00 chiều cùng ngày, một chiếc C141 của Hoa Kỳ dừng lại tại một nơi có ít người hơn đang đứng chờ, Trung Tá Thiệt cho xe ngừng lại và cùng với TS Ngọc và TS Phức; giúp đưa gia đ́nh Tôi lên Phi Cơ an toàn. Sau đó, Ông ra lệnh cho TS Ngọc và TS Phức cùng đi với gia đ́nh Tôi, c̣n Ông ở lại, phối hợp với các Vị Chỉ Huy tại Căn Cứ Không Quân Phan Rang, để tiếp tục chiến đấu. Tôi xoay lưng, cất tay chào Vị Trung Tá Trưởng Phỏng khả kính, rồi lên tàu. Khi thấy Chiếc C141 đă bay gần 2 giờ không đáp, chúng tôi liền hỏi viên Trung Tá Trưởng Phi Cơ: “Các Ông muốn đưa chúng tôi đi đâu?” Vị Trung Tá trả lời: “Đến Philipin.” Nghe vậy, mọi người rất bàng hoàng! V́ trên Phi Cơ lúc đó, hầu hết các gia đ́nh không trọn vẹn: Có vợ, không có chồng; có cha mẹ nhưng không có con cái... Hoặc ngược lại. V́ thế, chúng tôi đề nghị Ông Trung Tá Trưởng Phi Cơ cho bay trở lại Việt Nam, đáp nơi nào cũng được, từ Phi Trường Biên Hoà đến Phi Trường Trà Nóc, B́nh Thủy, Cần Thơ. Ông Trung Tá đồng ư... và chiếc C141 đă đáp tại Phi Trường Trà Nóc, B́nh Thủy vào lúc 12 giờ khuya cùng ngày. Khi vào đến Trạm Tiếp Liên Trà Nóc, Tôi mượn điện thoại gọi cho Trung Tá Tư, Trưởng Pḥng An Ninh Không Quân/ Sư Đoàn 4 Không Quân, Cần Thơ: “Tôi và gia đ́nh di tản từ Pha Rang bằng chiếc C141, bay ṿng 6 tiếng vừa đáp tại đây, nhờ Trung Tá giúp đỡ.” Nghe Tôi tŕnh bày xong, Trung Tá Tư liền cử một Hạ Sĩ Quan (Tôi thành thật xin lỗi v́ không c̣n nhớ Tên viên Hạ Sĩ Quan này do thời gian đă quá lâu!) đưa xe Pickup ra Trạm Tiếp Liên đón gia đ́nh Tôi và 2 Hạ Sĩ Quan đi cùng về Văn Pḥng của Ông. Trăi qua một đêm tạm cư... tại Pḥng ANKQ/SĐ4KQ Cần Thơ; sáng sớm hôm sau, Trung Tá Tư đưa gia đ́nh tôi ra Bến Xe Mới (gần đường Lộ 20) Cần Thơ, để mua vé Xe Ca (loại xe chở khách từ 60-65 chỗ ngồi) về Sài G̣n. Đến khoảng 6giờ00 chiều, gia đ́nh chúng tôi gặp lại Cha Mẹ, Chị, các cháu và 2 người con; đang tạm cư tại nhà Ông Bà Hà Văn Hân, Thông Gia với Cha Mẹ Tôi, tại Giáo Xứ Tân Sơn Ḥa. Gia Đ́nh đoàn tụ với những giọt lệ mừng vui! Hôm sau, Tôi vào tŕnh diện Đơn Vị và tiếp tục công việc cấp trên giao phó... cho đến ngày 30-04-1975. 

Sau “Biến Cố 30-04-1975”, ngày 10-05-75 gia đ́nh Tôi từ Sài G̣n trở về lại Cam Ranh, và ngày 12-05-1975 Tôi bị đưa đi học tập cải tạo tại “Trại Cải Tạo Nghĩa Phú”, Cam Ranh, Phú Khánh. Lúc đầu, cán bộ “Quân Quản” nói: “Chỉ học tập 10 ngày”. Nhưng không phải vậy, mà là mút chỉ, không hạn định. Trước khi đi, Tôi phó thác việc chăm sóc gia đ́nh, vợ con cho Cha:

“Gặp Cha, Tôi khẽ ôn tồn:
“Con đi Cha nhé, mười hôm vắng nhà.
Nơi con học tập không xa,
Chỉ là “Nghĩa Phú”, Mỹ Ca đi vào.
T́nh h́nh có lẽ không sao,
Ở nhà có chuyện, tin vào con hay!” (câu 1060)
 

Sau một thời gian dài lao khổ, Tôi nhận được “Lệnh Tạm Tha” trở về với gia đ́nh; kèm theo “Lệnh Quản Chế” thêm 3 năm. Khi về lại với gia đ́nh, Tôi đă cùng Cha khai phá một thung lũng khoảng 2 sào (2 ngàn mét vuông) để trồng rau muống kiếm sống. Với sự hy sinh tận t́nh giúp đỡ của Cha; gia đ́nh Tôi đă có một cuộc sống tương đối ấm cúng, đề huề áo cơm: 

“Một hôm mới sáng tinh sương,
Bỗng Tôi được lệnh về phường Ḥa-Do.
Trong ḷng có chút âu lo;
Nhưng khi tin đến: Tạm cho về nhà. (câu 1210)
Kèm theo với “Lệnh Tạm Tha”(105),
Do Phường quản chế, thêm ba năm trường.
Tôi về sống với rẫy nương...
Cùng Cha vun xới mảnh vườn hoang sơ.
Hằng ngày trước buổi tinh mơ,
Tôi đà quảy nước... đón chờ b́nh minh.
Tưới cho rau muống tươi xinh,
Mặc cho thân xác đẵm ḿnh trong sương!
Miễn sao lo đủ muối tương,
Gạo châu củi quế,chút đường, cà phê.”(câu 1220)
 

Thế rồi, đến đầu năm 1979, gia đ́nh Tôi bị đưa đi vùng “Kinh Tế Mới Ḥa Nguyên” thuộc tỉnh “Phú Khánh” (Sau ngày 30-04-75, Việt Cộng sát nhập 2 Tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà lại thành một là: “Phú Khánh”.). Nhưng, Tôi bàn với Cha và gia đ́nh quyết định không đi. Vào đêm trước ngày phải đi Ḥa Nguyên, một lần nữa Tôi lại phải nhờ Cha chăm sóc gia đ́nh vợ con và một ḿnh trốn vào miền Nam để t́m đất sống: 

“Đến năm bảy chín (1979) dập dồn,
Bị đày “Kinh Tế”(107), xác hồn ngẩn ngơ!
Trong Tôi như thể thẫn thờ,
“Kinh: e (sợ) Tế: chạy...!” Bây giờ tính sao?
Tuân theo hay trốn, cách nào;
Con thơ, vợ dại... làm sao bây giờ!?
Đêm về toan tính cuộc cờ,
Nên đi hay tháo (chạy), đôi bờ gian nan.
Ḥa Nguyên, gió chướng non ngàn,
Rừng thiêng nước độc, muôn vàn hiểm nguy!(1250)
Suy rồi Tôi quyết không đi... (*)
Sắp sanh khăn gói tạm ly gia đ́nh.
Nhằm đêm Phường, Khóm mít tinh,
Giă từ “Mái Ấm”, một ḿnh đi Nam." 

Sau một đêm dài, Tôi đến được xă Hố Nai 4 và tạm trú tại nhà anh chị Nguyễn Văn Phượng (người anh họ).  Sáng hôm sau, Tôi đi vào khu “Bầu Gia Tôn” thuộc Trăng Bom, để t́m mua đất. Nơi đây, Tôi được ông Khu Trưởng tốt bụng, giới thiệu mua được 2 mẫu vừa rẫy vừa ruộng, bên cạnh ḍng “Sông Trầu”.  Đặc biệt, đă có 6 sào rưỡi rau muống nước. Sau khi gieo hạt các loại, Tôi báo tin vui cho gia đ́nh:

“Yên cư, Tôi gởi gia đ́nh;
Tin vui v́ đă an b́nh đến nơi:
“Ruộng nương, Anh đă tậu rồi,
Có ngô, có lúa, thêm thời ruộng rau.
Đậu nành, khoai, sắn (củ ḿ) xanh màu.
Vài ba tháng nữa bội thâu no ḷng.”
Thư đi, những ngóng cùng trông;
Hiền thê phúc đáp... chờ mong tương phùng.
Trải hơn một tháng nhớ nhung,
Dáng nàng thấp thoáng; hương lừng trong mơ!” (câu 1340)
 

Khi hay tin, cả nhà đều vui mừng và một lần nữa Cha lại phải đèo ḅng, đưa vợ con Tôi vào Trăng Bom, bằng một chiếc xe vận tải chật chội, chen lấn thâu đêm. Măi trưa hôm sau mới vào được đến túp lều tranh Tôi đang ở tại Bầu Gia Tôn. Khi đó, Cha và mọi người mới hoàn hồn:

"Nghe tin Cha vội vào liền,
Dẫn theo bầy cháu, Dâu hiền (118) đi Nam.
Trên đường, xe tải ngỗn ngang;
Len chân đứng dựa, dọc hàng thành xe.
Trắng đêm chen chúc ê chề,
Dừng chân xứ Trăng, thẳng về Bầu Tôn.
Vào cḥi ai nấy hoàn hồn,
Một đêm đằng đẵng bôn chôn từng giờ.
Cha già, vợ dại, con thơ,
Đă qua giây phút thẫn thờ lo toan." (câu 1360)
 

Sáng sớm hôm sau, Tôi dẫn Cha và vợ đi thăm quanh vùng, đặc biệt là khu ruộng rẫy của gia đ́nh mà Tôi mới mua lại. Cha và vợ Tôi rất hài ḷng. Riêng Cha có đề nghị với Tôi: “Sao con không đắp đê, dẫn thủy nhập điền, để cấy lúa tứ mùa, mà chỉ làm ruộng 2 vụ theo nước trời mưa?” Nghe lời Cha, năm sau (1980) Tôi đă phá bỏ thêm 6 sào rưỡi rau muống, và vác đá đắp ngăn Sông Trầu, dẫn nước vào làm ruộng quanh năm với sự góp sức tận t́nh của Cha :

“Hôm sau, răo khắp nương nhà,
G̣ trên, ruộng dưới... mượt mà lúa ngô.
Bên sông, ḍng thác ồ ồ...
Muống xanh, xanh ngắt lập lờ tép tôm.
Đáy sông, Chem Chép lồm ngồm,
Vào ra hang đá, lờn vờn cá Hoa (121).
Nàng vui... quên cảnh xót xa;
Th́ thầm: “Anh hỡi, đôi Ta chung đời...!”
Cha tôi cũng răo khắp nơi,
Ṿng quanh khu xóm rong chơi một ḿnh. (1430)
Ngài thăm cho tỏ sự t́nh,
Nương khô, ruộng cạn; t́nh h́nh nước nôi.
Chiều về Cha khẽ bảo Tôi:
“Vùng này có thể vụ thời thâm canh;
V́ chưng ḍng nước uốn quanh,
Đắp đê dẫn thủy... ruộng xanh tứ mùa.
Sao chờ... chỉ nước trời mưa,
Đậu, ngô, sắn, lúa... hai mùa một năm?”
Thu về, giữa độ trăng rằm,
Cha, Tôi vác đá đắp ngăn Sông Trầu. (câu 1440)
Suốt ngày cho tới canh thâu,
Chỉ trong một tháng, đê hầu nước dâng.
Tôi, Cha vui thỏa lâng lâng,
Ḍng xuôi, ḍng ngược... lớp tầng mạ gieo.
Quanh năm ruộng lúa vui reo,
Trổ bông kết hạt, kiếp nghèo lần qua.
Mỗi mùa ngô lúa đầy nhà,
Cơm ngon, canh ngọt; đậm đà t́nh quê!”

Những sự kiện đặc biệt mà Cha đă thương dành cho Tôi và gia đ́nh vừa nêu ở trên; chính là “dấu ấn kỷ niệm” thứ 6 mà Tôi muốn ghi lại để tạ ơn Cha:  

“Con xin dâng Cha một giọt lệ,
Để nhớ một thời chạy "Kinh Tế" (3);
Vùng Sông Trầu (4), hố bom gồ-ghề,
Cha theo con, vác đá đắp đê;
Nước triều dâng... lúa gạo thỏa-thuê!”
 

“Dấu ấn kỷ niệm” thứ 7 mà Tôi muốn ghi tiếp sau đây là: Vào giữa năm 1984, trong khi Tôi đang chuẩn bị cho một chuyến vượt biên tại Ngọc Hà, thuộc Bà Riạ, Vũng Tàu. Th́ Mẹ Tôi bị một cơn bạo bệnh, hầu như đă chết  tại Cam Ranh. Tôi liền bỏ dở công việc và trở về quê để chịu tang Mẹ. Nhưng sáng hôm sau, khi về đến nhà, th́ Mẹ Tôi đă được ông Vương Văn Tường (người anh họ của Tôi) cứu sống. Sự kiên này đă khiến Tôi bỏ ư định vượt biên v́ đă tam phen không toại:

“Trước ngày dự định vượt biên,
Tôi mưu làm nước, nê thuyền triều dâng.
Nhằm đêm trăng khuyết hạ tuần,
Mọi người xuống bến, âm thầm nhổ neo.
Nhưng rồi gặp cảnh ngặt nghèo,
Mẹ Tôi vương bệnh, chuông treo chỉ mành. (1660)
Tôi liền trở lại Cam Ranh,
Buồn trông dáng Mẹ... không đành rời xa.
Lần này lỡ nữa là ba;
Tam phen không toại, Tôi đà buông tay.” 

Khi trở về Cam Ranh, Tôi lại phải vào Hợp Tác Xă Nông Nghiệp, và sản xuất theo “kế hoạch cây trồng” của Hợp Tác Xă (HTX) là ḿ, mía đường và thuốc lá. Nhưng thời tiết tại miền Trung nói chung và Cam Ranh nói riêng rất ngặt nghèo; mỗi Năm chỉ có một vụ và tùy thuộc vào nước trời mưa. Nên các loại hoa màu thường không đạt “chỉ tiêu” như Nhà Nước yêu cầu. Do đó, cuộc sống vô cùng khó khăn!

"Trở về quê cũ từ đây; (146)
Lại vào hợp tác, tháng ngày khó khăn.
“Chỉ tiêu” Ḿ, Mía (147)... không thành;
Tiết trời hạn hán, gió hanh... mất mùa.
Cháo cơm hai bữa; nữa vùa (*),
Cuộc đời lao tác cay chua, chán chường!" (câu 1670) 

Trước t́nh h́nh như thế, Cha đă góp ư cho Tôi: “Con hăy đào và xây ao thay giếng, hy vọng sẽ có đủ nước để tưới tiêu cho các loại hoa màu.” Nghe lời Cha, Tôi đă đào và xây 3 cái ao trong khu đất quanh nhà và 1 cái trên khu đất do HTX cung cấp, đồng thời đổi kế hoạch cây trồng; thay v́ Ḿ, Mía và Thuốc Lá, Tôi trồng các loại rau trái như: Hành Tây, Bắp Xú, Cà Chua, Cà Rốt, Khổ Qua, Cải muối dưa v.v... Với sự tận t́nh giúp đỡ, cầy bừa, vun xới, buộc giàn, tỉa nhánh, tưới tiêu... của Cha, kết quả các vụ mùa thường bội thu và cuộc sống gia đ́nh trở nên ấm cúng đầy đủ hơn. Chính v́ vậy khiến Tôi cảm nghiệm: T́nh thương của Cha dành cho Tôi và gia đ́nh thật vô bờ bến và đă để lại nơi Tôi “dấu ấn kỷ niệm” thứ 7! Để tạ ơn Cha:

“Con xin dâng Cha một giọt lệ,
Để nhớ một thời vun nương-đồng,
Cha giúp cày,cấy... mầu trổ bông;
Cà rốt, cà chua... rực mầu hồng,
Hành Tây, Bắp Xú, trúng mùa đông(5).” (5) Bội thu.)

Thế rồi đầu Năm 1991, Tôi nhận được “Hồ Sơ Bảo Lănh” của các con gởi về; để “bảo lănh” gia đ́nh sang Úc đoàn tụ. Sau hơn một Tuần làm việc với “Pḥng Xuất Nhập Cảnh” Nha Trang, chúng tôi đă nhận được “Hộ Chiếu” (Passport). Sau đó vào Sài G̣n, để làm các thủ tục khám sức khoẻ và gặp Phái Đoàn Úc để được “phỏng vấn”. Mọi sự hoàn tất tốt đẹp. Gia đ́nh Tôi được xếp vào “Danh Sách số 23” và sẽ đi vào ngày 17-07-1991. Trước ngày đi một Tuần, Tôi đă tổ chức “Lễ Vàng” cho Cha Mẹ, cùng với “Lễ Bạc” của chúng tôi (Ngày 17-07-1991, chính là ngày “Kỷ Niệm Cưới 25 Năm” của Tác Giả):

"Đến ngày sắp phải đi xa,
Tôi lo tổ chức Mẹ Cha “Lễ Vàng”,
Cùng Tôi “Lễ Bạc” sánh ngang;
Đôi đời già trẻ muôn vàn hồng ân.
Tinh sương, Thánh Lễ hiến dâng,
Tâm hồn, thể xác, đường trần buồn vui.
Quên đi cay đắng, ngậm ngùi,
Giọt châu khổ ải sụt sùi tháng năm!" (câu 1840) 

Trong “Thánh Lễ Kỷ Niệm”, cũng như “Bửa Cơm Đưa Tiễn”, Cha Mẹ Tôi cảm thấy rất vui và hài ḷng. Tuy nhiên, cũng đượm một chút buồn man mác!

"Mẹ Cha môi má nheo nhăn,
Nụ cười chúm chím... in hằn niềm vui!
Trưa về chia sẻ ngọt bùi,
Sâm banh đưa tiễn thú vui yên hà!
Rồi đây Tôi phải đi xa,
Mẹ Cha ở lại... sao mà vấn vương!
Bài ca “Giă Biệt”(156) bi thương;
Hát tặng Cha Mẹ, Tôi dường nát tim!
Đời Cha bảy nổi, ba ch́m...
Đời con trôi giạt; cánh chim ĺa đàn!” (câu 1850) 

Giữa khung cảnh bun vui lẫn lộn của “Bửa Cơm Đưa Tiễn”, Tôi đă hát tặng Cha Mẹ bài ca “Giă Biệt”, do một người bạn (nhạc sĩ Xuân Ninh) phổ theo ư thơ của Tôi. Hai ông bà rất vui, nhưng rồi cũng rất buồn! Nét buồn hằn sâu trên đôi g̣ má nhăn nheo của tuổi già! Nhất là Cha Tôi, h́nh như khóe mắt của Ngài có ngấn lệ! Cha nh́n Tôi, như muốn nói một điều ǵ đó mà không thành lời! H́nh ảnh đó, đă hằn sâu trong tâm hồn Tôi “dấu ấn kỷ niệm” thứ 8, ngàn đời không quên: 

"Con xin dâng Cha một giọt lệ,
Để nhớ ngày tiễn con xa quê (6),
Lễ Vàng, lễ Bạc... Cha say-mê,
Cha nh́n con, khóe mắt nhỏ lệ,
Như thầm hỏi: "Khi nao con về?"

Vài ngày sau đó, Cha Mẹ và các chị em, thân tộc, bạn bè...  đă cùng đưa tiễn gia đ́nh chúng tôi vào Sài G̣n, để sang Úc đoàn tụ với các con Tôi đă vượt biên từ 1981. Sáng sớm ngày 17-07-1991, tại phi trường Tân Sơn Nhất; trước cảnh chia ly giă biệt, ḷng Tôi cảm thấy thật xót xa; khi nh́n Cha Mẹ với nỗi niềm ưu tư hằn sâu trên khuôn mặt và Tôi lịm buồn!

"Đến ngày đi vào phi trường,
“Tân Sơn Nhất” cảng, bi thương giă từ!
Nh́n Cha, nh́n Mẹ ưu tư;
Ḷng như dao cắt...! Tôi thừ người ra!
Hôm đi, mười bảy cũng là;
Ngày Tôi lập thất (157)...  nên gia một đời.
Hai lăm năm chẵn như thoi...
Cuộc đời gió thổi xa rời Quê Hương." (câu 1860)
 

Thế rồi, kể từ khi vào “Pḥng Cách Ly”, để chuẩn bị lên phi cơ, Cha Mẹ và gia đ́nh chúng tôi chỉ c̣n nh́n thấy nhau qua khung cửa kính. Và giờ giă biệt, chỉ c̣n là những cái văy tay mờ nhạt và xa dần... Tôi đă thật sự ĺa xa Quê Hương, Cha Mẹ và thân tộc, bạn bè... khi con tàu cất cánh. Có c̣n chăng là những “dấu ấn kỷ miệm” hằn sâu trong tâm hồn, với những h́nh ảnh diễm lệ, bi hùng của Quê Hương một thời Tôi đă sống; qua những khúc quanh Lịch Sử của Dân Tộc. Và “Hồn Việt” vẫn măi trong Tôi, cho dù ở bất cứ phương trời hay góc biển  nào!

"Chia tay trong cảnh vấn vương,
Người đi, kẻ ở... luyến thương vô ngần!
Trong Tôi bao nỗi bâng khuâng;
Ngẫn ngơ, luyến tiếc… thời gần Mẹ Cha.
Đến giờ tàu rời sân ga,
Ngảnh trông bến cũ sao mà buồn tênh!
Con tàu nghiêng cánh chênh vênh,
Tầng không cao độ; bập bềnh mờ xa.
Từ đây giă biệt Quê nhà,
Chỉ c̣n Hồn Việt trong Ta xứ người." (câu 1870) 

Trải qua một đêm bồng bềnh trên chín tầng mây với hơn 8 giờ bay, gia đ́nh chúng tôi đă đến được phi trường Sydney, Úc Đại Lợi vào khoảng 6giờ30 sáng sớm ngày 18-07-1991. Sau hơn 30 phút làm các thủ tục hải quan, gia đ́nh chúng tôi đă gặp lại Nhạc Gia và 6 đứa con của chúng tôi; đă ra đi 10 năm trước đó (1981), đang đón đợi sẵn nơi pḥng chờ của phi cảng. Mọi người ôm chầm lấy nhau với mắt lệ mừng vui! Nhất là 11 người con của chúng tôi (6 đứa đi trước và 5 đứa sang sau) th́ vui mừng khôn tả! Trong số 5 đứa sang sau, có 3 đứa em (Hoàng Linh, Hồng Loan và Bảo Quốc) mà các anh chị đi trước chưa từng gặp mặt một lần, v́ c̣n đang chu du trong cung ḷng của người Mẹ hiền!

"Sáng ngày mười tám (158) đến nơi;
Cực Nam: Nước Úc, vùng trời Xích Ny (Sydney),
Tân Châu lắm cảnh huyền vi,
Xứ Đa Văn Hoá chẳng kỳ màu da.
Quanh năm khoe sắc cỏ hoa;
Tứ thời rau, trái mượt mà tốt tươi!
Khi vào phi cảng... người người;
Dập d́u sánh bước, vui tươi trùng phùng.
Bầy con mười một (11 người) reo mừng,
Nhạc gia, thân tộc tưng bừng hân hoan." (câu1880)

Suốt buổi trưa, chiều và măi tới tận khuya hôm đó, bửa “Party Đoàn Tụ” của gia đ́nh Tôi hầu như không muốn chấm dứt. Mọi người đều rất hân hoan vui mừng, niềm hạnh phúc thật rơ nét trên từng khuôn mặt; từ Cha Mẹ đến Ông Bà, con cái, cháu chắt, thân tộc, bạn bè... ai cũng tỏ lộ t́nh thương yêu vô bờ bến!

"Đoàn viên... hạnh phúc vô vàn,
Mẹ cha, con cái rỡ ràng nét môi!
T́nh yêu đoàn tụ lên ngôi,
Mười năm (159a) gặp lại, thoả thời nhớ thương.
Cuộc đời khởi sắc lên hương;
Thiên Đàng hạ giới như dường là đây!?
Par-ty gặp gỡ đong đầy;
T́nh thiêng phụ tử tháng ngày nấu nung.
Thương con, thương đến khôn cùng.
Làm sao kể xiết nhớ nhung chia ĺa!? (câu 1890)
Tiệc mừng... vui tới canh khuya,
Họ hàng, thân tộc sẻ chia tấc ḷng:
“Hăy quên quá khứ long đong;
Muôn vàn khổ ải chất chồng... từ đây.
Trăm năm mới có một ngày;
Mẹ cha, con cái vui vầy đôi Quê (159b).
Giờ ta nâng chén hẹn thề,
Trau dồi kiến thức... mai về cố Hương.
Góp tay xây dựng phố phường,
Quyết tâm trừ Cộng, t́m phương diệt Tàu!”(1900) 

Sáng sớm hôm sau (19-07-1991), việc đầu tiên là gia đ́nh chúng tôi ra tŕnh diện “Bộ Di Trú” và làm các thủ tục xin “nhập tịch xứ Úc”; đồng thời ghi danh học tập các khóa Anh Ngữ, để trau dồi kiến thức hầu có thể sớm hội nhập vào “Xứ Đa Văn Hóa” Úc Đại Lợi. Riêng bản thân Tôi; sau 510 giờ học tại Trung Tâm CES Warrawong, Tôi tiếp tục ghi danh vào học tại trường Tafe Wollongong.

"Việc đầu sáng sớm hôm sau,
Đi tŕnh Di Trú cùng nhau hứa thề:
Trung thành nhập tịch “Tân Quê”,
Là dân xứ Úc, luật đề... phải tuân!
Văn hoa, chữ nghĩa rất cần;
Giao t́nh, gắn bó trăm dân khác ḍng.
Muốn nên như ư ước mong,
Ghi danh học tập mới ḥng đạt thông.
Trong Tôi dốc quyết một ḷng,
Cho con ăn học thành công, nên người. (câu 1910)
Phần Tôi trường Tafe cố ngoi;
Trau dồi Anh ngữ... cho đời vươn lên.
Văn chương, chữ nghĩa quyết rèn,
Ḥa nhập văn hóa, tăng thêm nghĩa t́nh." 

Việc học của Tôi đang tiến triển tốt đẹp, bỗng một hôm, trong giờ nghỉ giải lao tại trường Tafe, Tôi nhận được hung tin Cha mất tại Việt Nam! Đây quả là một tin sét đánh khiến Tôi trở nên ngây dại!

"Đang khi học tập vững tin,
Chợt nghe Cha mất;(160) con tim nát rời!
Niềm đau quặn thắt trong Tôi,
Ai người hiểu được khúc nhôi canh chầy!?
Ra đi mười tháng
(161) chưa đầy,
Hung tin Cha mất! Ngơ ngây tâm hồn!" (câu1920)
 

Tôi trở nên ngây dại bởi v́, cách đó chưa đầy 10 tháng; ngày tiễn Tôi lên đường sang Úc (17-07-1991), Cha vẫn c̣n khỏe mạnh b́nh thường. Mặc dù tuổi đời đă 82; nhưng Người vẫn c̣n có thể cầy, cuốc, vun xới, buộc giàn, tỉa nhánh, tưới tiêu... các loại hoa màu giúp Tôi hàng ngày. Vậy th́ tại sao: Người lại bỏ Tôi và con cháu đi sớm như thế!? Trong khi Tôi vẫn nuôi hy vọng sớm có một ngày trở về gặp lại Cha nơi Quê Hương mến yêu; đă để lại nơi tâm hồn Tôi muôn vàn “dấu ấn kỷ niệm”!?

"Thừ người, khắc khoải bôn chôn,
V́ sao nên nỗi... Linh Hồn Cha đi?
Biết đời “sinh kư tử quy”;
Nhưng sao vội vă Cha đi lúc này?
Nhớ ngày bịn rịn chia tay,
Cha c̣n mạnh khoẻ, cuốc cày sớm trưa.
Chăm vun hàng chuối, hàng dừa,
Tưới tiêu bắp xú, liếp dưa, luống hành... " 

Và rồi, những giọt lệ nóng tự nhiên tuôn ra từ hai khóe mắt và chảy thành ḍng trên khuôn mặt dại ngây của Tôi. Khi đó, Tôi đă trở nên như một em bé và cảm thấy Ḿnh thật bất hạnh! Ngày Cha tạ thế mà không thể về chịu tang. Tôi thầm nghĩ và tự an ủi Ḿnh; có lẽ trước giây phút lâm chung, Cha cũng đă th́ thầm với Tôi một điều ǵ đó, v́ Cha rất thương Tôi! Biến cố này chính là “dấu ấn kỷ niệm” thứ 9 hằn sâu nơi tâm hồn Tôi; khiến Tôi phải thốt lên lời: 

"Con xin dâng Cha một giọt lệ,
Để nhớ ngày Cha ĺa dương-thế (7),
Ngàn trùng xa cách con không về,
Ghi dấu t́nh yêu Cha thỏ-thẻ:
"Cha vĩnh-biệt, vĩnh-biệt con xa quê!" 

Kể từ ngày đó, ngày Cha tạ thế (06-05-1992) đến nay (06-05-2012) đă là 20 Năm, Tôi chưa một lần được về thăm mộ và dâng Lễ Giổ cho Cha vào đúng ngày Ngài ĺa dương thế. Có chăng chỉ là những lời cầu nguyện hằng ngày mỗi khi nhớ đến mà thôi. Mỗi lần nhớ đến Cha, Tôi thường lập lại điệp khúc:

“Con xin dâng Cha một giọt lệ,
Để cảm-tạ Hồng-Ân Gia-Vê,
Ngài đă thương đón nhận Cha về;
Hưởng phúc quê Trời chính là quê!
Xin cầu cho con được sống kề.” 

Để ghi dấu ngày “Lễ Giỗ” thứ 20 của Cha; khi Tôi đă bước vào tuổi 70 “Thất Thập Cổ Lai Hy”, Tôi viết Thiên Trường Thi Hồi Kư “Cha Tôi” này để dâng Ngài, hầu có thể đền đáp phần nào công ơn sinh thành, dưỡng dục và hướng dẫn, giúp đỡ của Cha đă dành cho Tôi cách riêng và toàn thể con cái, cháu, chắt, thân tộc, và Xứ Họ nói chung.

Nhân dịp này, Tôi xin nghiêng ḿnh, cúi đầu tạ ơn tất cả quư vị Ân Nhân, quư Thầy Cô, quư vị Chỉ Huy và các thuộc cấp cũng như thân tộc, bạn bè của Tôi; đă được nêu Tên trong Thi Tập “Cha Tôi” này. Tôi cũng xin tạ lỗi tất cả quư Ân Nhân mà Tôi đă quên sót v́ tuổi già xao lăng!

Lời cuối, Tác Giả xin trân trọng kính mời toàn thể quư thân tộc, thân hữu, bạn bè, độc giả... khắp nơi, dành chút thời gian đi vào Thiên Trường Thi Hồi Kư “Cha Tôi”, để am tường hơn về t́nh thương của một người Cha đă dành cho gia đ́nh, vợ con, thân tộc và Xứ Họ...  như thế nào?

Viết xong ngày 26-01-2012 tại Sydney, Australia.

Thân ái!

Joseph Duy-Tâm

(Phần ghi chú trong Tập Thơ này chỉ dành riêng cho con cháu của Tác Giả và giới trẻ mà thôi.)

Phụ Bản 3.

Thánh Đường c Xuân Ninh, xây dựng từ năm 1909.

Đến năm 1926 mới hoàn tất phần tháp chuông.

 

Cha Tôi.
(Thiên Trường Thi Hồi Kư)
Kính dâng Hương Hồn Thân Phụ Mẫu con.

 

Quê tôi: Xuân-Ninh, cạnh Tàu,
Quanh Năm khoai sắn, cháo rau thanh-bần!
Cha tôi vốn là ngư dân,
Ngày đêm cặm-cụi, tảo-tần nuôi con.
Ra khơi, lặn suối, trèo non...
Cá tôm, trái ngọt...  cho con no ḷng.
Đời Ngài, một chuỗi long-đong...!
Chiến-tranh Pháp,Nhật... giữa ḷng Việt-Nam!
Nát-tan phố xá, xóm làng;
Đưa con, dẫn vợ, lang-thang khắp miền. (câu 10)
Tránh bom, tránh đạn liên-miên.
Lương thực: khoai, sắn... đảo-điên từng ngày.
Ra khơi trong gió heo-may,
Làn da nứt-nẻ, thân gầy lạnh tanh!
Đong-đưa gợn sóng bên gành... (ghềnh)
Con thuyền chao sóng, lướt nhanh t́m bờ.
Bao lần ốc-đảo bơ-vơ,
Cơm không một hạt, ngóng chờ trời im!
Đơn-côi một bóng đi t́m;
Củ Mao
(1), củ Chuối, trái Sim đỡ ḷng...! (câu 20)
----------------------------------------------------------------------------
--------
(1) Một loại củ dại mọc trên các núi rừng Miền Bắc, vị đắng và hôi.

Chờ trời trở gió Nồm-đông...
Hiu-hiu cánh gió, thuyền không...  không về!
Đêm ngày bát, cạy, kéo lê...
Dây câu tơ cũ
(2) ; lê-thê con mồi...
Cửa-Đài, Cửa-Tiếu, Khơi Soi,
(*)
Cái Chiên, Cái Vĩnh, Vạn-Ng̣i, Vạn-Đa…
(*)
Đôi khi ra tận Sám-Ngà,
(*)
Xa khơi mờ-mịt...  bao là hiểm-nguy!
Nh́n sao định hướng thuyền đi.
Trông mây, nghe gió ḥng khi trở trời. (câu 30)
Thanh-xuân; Ngài hết một thời,
Biển khơi là đất, thuyền coi như nhà.
Miễn sao cơm đủ dưỡng Cha.
Nuôi con, nuôi vợ, cả nhà cùng vui!
Năm Tư (1954)...  Biến-cố ngậm-ngùi:
Genéve Hiệp-Định...
(3) chôn vùi tương-lai!
Sơn Hà chia-cắt làm hai;
Quốc Gia phần một, phần hai Cộng thù!
Giữa khuya đêm tối đầu Thu,
(4)
T́m phương lẫn-tránh quân-thù Việt-Minh. (câu 40)
-------------------------------------------------------------------------------------------------

(2) Trước năm 1954, Việt Nam chưa có loại cước ny-lông(gọi là cước Mỹ); nên ngư dân Việt Nam phải dùng cước Khách (cước Tàu: lông con sâu cước), nối lại từng đoạn (khoảng từ 15-20cm) làm thành dây câu, dài ngắn tùy biển nông hay sâu. Trường hợp muốn câu cá nhám, hay cá song (cá mú lớn)…phải dùng sợi tơ xe lại thành dây câu (dài ngắn tùy trường hợp) để dùng. Dưới cùng chân dây câu nối với khoảng từ 1m-1,50m dây thau (hợp chất của đồng…) rồi cột lưỡi câu vào. Mục đích để răng cá không cứa đứt được. Tác giả đă từng cùng với Cha, vễ (kéo…lê thê con mồi: con ruốc hay bạch tuộc) cá song tại các địa danh nói trên.   - (*) Các địa danh cửa biển, quần đảo và Biển khơi cực bắc Móng Cái, tỉnh Quăng Ninh, thuộc Vịnh Bắc Bộ, rất nhiều hải sản như các loại cá, mực, tôm he, tôm bạc, cua ghẹ, hải sâm(đồn đột), xá xồng.v.v… Ngày nay giặc Cộng Sản Tàu đă xâm chiếm hầu hết vùng biển thuộc Vịnh Bắc Bộ này.   - (3)Hiệp Định Genéve 20-07-1954 chia đôi nước Việt Nam tại vỹ tuyến 17.  - (4) Ngày 02-09-1954

 

Thừa cơ bọn vẹm mít-tinh,
Đưa cha, dẫn vợ, gia-đ́nh di Nam.
Ra khơi trong cảnh gian-nan,
Băo giông ập tới, đập tan bao thuyền.
Cha tôi khấn nguyện liên-miên...
Chúa thương ǵn-giữ con thuyền b́nh-an.
Buồm cương, gió bể, mưa ngàn...
Bồng-bềnh sóng nước, gian-nan khôn cùng!
Trăi bao giông-tố, lao-lung;
Đưa thuyền đến được bến vùng Hồng-Gai. (câu 50)
Sống chờ trong tháng ngày dài,
Con thuyền bé-bỏng, mười hai đầu người.
Ngày đêm mỏi-mệt, ră-rời;
Ước mong t́m thấy cuộc đời tương-lai!
Đến ngày rời bến Hồng-Gai,
Người như kiến cỏ...  chen vai xuống tàu.
Ra đi trong cảnh khổ đau;
Tha-phương cầu thực, biết đâu ngày về!?
Tủi thân trong cảnh xa Quê,
Lều tăng; tạm trú bên lề thời-gian! (câu 60)
----------------------------------------------------------------------------
 

Cha già lâm bệnh gian-nan;
Thác nơi Rạch-Kiến(5), xác an Bưng-Cồng(5).
Đời Ngài...  một chuỗi long-đong;
Tuổi thơ mất Mẹ, lêu-bồng mất Cha!
Lang-thang quê-quán người ta,
Ngày thương, tháng nhớ quê Cha xa vời!
Mất Mẹ, từ thuở nằm nôi,
Nay xa bia mộ, xa rời Cha yêu!!!
Rừng sâu đi sớm, về chiều,
Phá rừng, lập Ấp...  trăm điều nguy-nan! (câu 70)
Hai Năm sống tại Kiến-An(6),
Góp công, góp sức cùng làng Xuân-Ninh;
Dựng xây- Cung Thánh (Thánh-Đường) cầu kinh,
Học đường, chợ búa...  an-b́nh ấm-no.
Ngày nương, tối viếng ao hồ...
Có ngô, có lúa, có lờ lóc, lươn.
Đôi khi lận tới tận nguồn;
Ḍng sông(7) uốn khúc, xanh muôn ân-t́nh!
Tưởng rằng thoát bọn Việt-Minh,
Nào ngờ thấp-thoáng bóng h́nh "Cộng Nô"; (câu 80)
----------------------------------------------------------------------------
(5) Ông Nội Tác Giả: Trịnh Văn Viền, chết tại Trại Tạm Cư Rạch Kiến và được an táng tại nghĩa trang Bưng Cồng; thuộc quận Dầu Tiếng, Thủ Dầu Một, Tây Ninh
(6) Định Cư tại Kiến An, Thuộc Bến Cát, B́nh Dương.
(7) Thượng ngồn sông Sài G̣n).

 

Tay sai của cáo già Hồ,
Ŕnh ṃ, lấp-ló, nhấp-nhô đêm ngày.
Lục-lạo, quấy-phá liền tay;
Tuyên-truyền, khủng-bố...  cả ngày lẫn đêm!
Cha tôi cảm thấy không yên,
Cùng Làng bàn-thảo...  t́m miền định cư.
Miền Trung, nắng cháy...  xa mù;
Cam-Ranh, thuận-tiện nghề ngư của Làng.
T́m về các miền phương Nam;
Long-Xuyên, Cái-Sắn...  uông-mang đầm lầy. (câu 90)
Đào kinh, xẻ rạch...  sao đây;
Bao giờ mới thấy những ngày ấm no???
Phân-vân trăm nỗi âu-lo...
Bàn qua, tính lại, sánh-so hai miền...
Bác Tôi quyết-định đi tiên;
Theo Anh, Cha cũng chọn miền Cam-Ranh.
Ḥa-Do(8) thăm-thẳm rừng xanh,
Khai hoang, đốn gỗ, lập thành Xă, Thôn.
Dựng xây nhà cửa dập-dồn;
Thánh-Đường dựng lại, sớm hôm quây-quần. (câu 100)
----------------------------------------------------------------------------
(8) Ḥa Do thuộc Quận Cam Ranh, Khánh Ḥa; là Quê Hương thứ 2 của Làng Xuân Ninh kể từ năm 1956 đến nay.

 

Phụ Bản 4

 

Bến thuyền Xuân Ninh tại cây số 6, Cam Ranh, Khánh Ḥa.

Tháng 6 năm 1956, người Xuân Ninh lại một lần nữa di cư từ Kiến An, thuộc Bến Cát B́nh Dương, ra Cam Ranh, Khánh Hoà lập nghiệp. Sau khi đặt chân đến Thị Trấn Ba Ng̣i, cả Làng tập trung về cây số 6 (Cách thị trấn Ba Ng̣i 6km00 về hướng Bắc.). Sau khi cùng nhau phá rừng, chia lô, dựng nhà, Thánh Đường, Trường Học.v.v...và lập thành làng Xuân Ninh tại cây số 6, thuộc Xă Ḥa Do, Quận Cam Lâm, Tỉnh Khánh Ḥa. Cả Làng đồng loạt đóng hàng trăm chiếc thuyền, và được hạ thủy cùng thời vào năm 1957 - 1958.

(H́nh trên được chụp vào thời gian đó.)

 

Cả Làng đoàn-kết, quyết tâm;
Xây thêm trường, chợ...  tăng phần phồn-vinh!
Tên Làng: vẫn giữ Xuân-Ninh,
Vui trong hạnh-phúc, an-b́nh, ấm no!
Trẻ thời tối, sớm chăm lo;
Học-hành, thi cử...  sao cho thành tài.
Mẹ Cha cần-mẫn hôm, mai,
Trên đồng, dưới biển...  miệt-mài lo-toan.
Trăi bao khốn-khó, gian-nan,
Những mong t́m được b́nh-an chan-ḥa. (câu 110)
Nương đồng, ngô, lúa...  đầy nhà.
Thôn Nam, Thôn Bắc...  hoan ca được mùa!
Cha tôi hớn-hở tranh-đua,
Lên rừng đốn gỗ, xẻ, cưa...  đóng thuyền.
Đêm, ngày đan lưới chăm-chuyên,
Sớm hôm, xe-vấn, vo-viền...  vàng câu (9).
Lựa thời, chọn chỗ nông, sâu;
Tùy Mùa, thả lưới(10), buông câu, đúng kỳ.
Cha tôi toan-tính tinh-vi;
Thuận thời cào ốc (10), tiện th́ hải-sâm(10) (câu 120)
---------------------------------------------------------------------------
(9) Dùng dây gai để xe và đánh thành dây dài (dùng Xa: dụng cụ xe dây); để làm thành vàng câu kiều (nhiều nẹp nối gộp lại. Mỗi nẹp từ 100 đến 120 lưỡi câu). Mỗi vàng câu thường từ 40 đến 50 nẹp. Loại câu này thường để bắt các loại cá đuối, cá rống, cá sang, các loại đồi mồi, con vích, cá nhám,.v.v    -  (10) Loại lưới dùng để bắt tôm hay cào các loại Ốc Nhày và Hải sâm: Con đồn đột. Có 3 loại chính là đột trắng, đột vàng (thường ở cát hay bùn), hoặc đột đen (thường ở cồn). Nhưng loại trắng là loại có giá trị nhất. Đôi khi có cả các loại cá và cua ghẹ.

 Mùa Đông, ngồi cḥi...  cất Tâng(11);
Cá Cơm, cá Trích, cá Lâm, cá Ṃi.
Khi đi vùng biển Ba-Ng̣i;
Giương ganh (11a) thả lưới; đúng thời giả tôm.
Mùa Xuân, thường có gió Nồm;
Trời yên, biển lặng...  sớm, hôm Câu Mồi. (12)
Đôi khi thẳng cánh(13) ra khơi;
Lúc th́ Mũi Né, Mũi Hời, Ḥn Xe...
Cá Cam, cá Mú...  lằm (*) ghe; (*) Nhiều quá tải.
Cá Song, cá Chấm, ê-hề Tàu-Ma(14)! (câu 130)
Lắm khi, xa tít...  thật xa,
Thả câu bắt Nhám, để mà xén vây...
Nghề Ngư, một thuở bậc thầy,
Lưới, câu...  giăng-mắc, bủa-vây khắp vùng.
Nhưng Đời vẫn kiếp lao-lung;
Không sao tránh khỏi khốn cùng Đời Trai.
Đến thời(15)... Vận Nước đổi thay:
Biển ngoài bị cấm: “Không ai ven gành!”
Tàu Nhật cập vịnh Cam Ranh;
Hợp đồng mua cát...  phải đành giăi Ngư. (câu 140)
----------------------------------------------------------------------------
(11) Tâng: H́nh thức như cái vó (vó bắt cá trong ao hồ, sông lạch... ). Nhưng Tâng th́ lớn hơn gấp hai,ba lần; thường đóng trụ ngoài biển khơi sâu hơn, để bắt các loại cá thường đi theo bầy như cá cơm(cá ruội), cá trích, cá lâm, cá ṃi, cá nục, cá nḥng....  Tác giả đă cùng Cha từng làm nghề này khi c̣n ở Móng Cái trước ngày 02-09-1954 tại vùng Khơi Sám Ngà, thuộc Vịnh Bắc Bộ. Và từng làm Tâng tại Vịnh Cam Ranh thời 1958-1960. Cất một mẻ tâng toàn cá Ṃi, chở hai thuyền lằm... sau đó phải hạ tâng xuống để thả cá đi cho khỏi rách tâng.  - (11a) Ganh: Là 2 cây (thường là cây tre) dài khoảng 10-12 mét, thiết kế trước mũi và sau lái thuyền, rồi cột thêm nhiều sợi dây, đưa lưới ra xa rồi thả xuống ḷng biển, để bắt tôm, cá, cua ghẹ, đồn đột (hải sâm), các loại ốc.v.v...   

 

 Cha tôi toan-tính ưu-tư:
“Làm sao kiếm sống bây chừ hỡi Em;
Gành ngoài, không thể mon-men;
Băi trong, cũng cấm mon-men ven bờ.
Bầy con, tuổi hăy c̣n thơ,
Đang thời ăn, học...  bây giờ tính sao!?”
Cha tôi, tính thấp, tính cao...
Sau cùng quyết-định; xin vào làm phu.
Ngày đêm, xúc cát...  như tù!
Bồ lên, bồ xuống...  cần-cù liền tay. (câu 150)
Nhọc-nhằn; nhưng vẫn hăng-say,
Sao cho con cái, có ngày vươn lên!
Cần lao chẳng kể ngày đêm;
Miễn sao cuối tháng có thêm chút tiền.
Cha tôi cần-mẫn, chăm chuyên...
Không may: cáp đứt, lănh nguyên một bồ;
Cát nặng, đè bộ xương khô,
Làm cho đau đớn, nhấp nhô gượng ḅ.
Tối về, nhức nhối, hen ho,
Lưng trật, chân trẹo, nằm co rên hừ! (câu 160)
----------------------------------------------------------------------------

- (12) Dàn câu thường dài từ 400m – 500m, mỗi lưỡi câu cột cách nhau khoảng 1m; bằng một sợi dây cước hay dây tơ dài từ 50cm đến 70cm. Thường được thả ngoài khơi. Đôi khi thả theo ven gành (gềnh) nơi có nhiều cồn răn (cồn nhỏ và thấp), để cá không có cơ hội kéo dây câu vào hang sâu, gây thiệt hại.  - (13) Cánh: Cánh buồm : Thuyền buồm.   - (14) Tàu Ma là một loại cá da màu xạm đen, sống theo bầy ở cồn. Loại này có nhiều dầu nên rất béo.   - (15) Từ 1960 đến 1962 Nhật Hợp Đồng với Chính Phủ VNCH mua cát Thủy Triều đem về chế biến thủy tinh. Nên cả hai mặt trong ngoài Bán Đảo Cam ranh đều bị cấm. Không nơi đánh bắt cá cũng như đậu thuyền, nên các ngư dân đành giăi nghệ, đi làm phu xúc cát…
 

Nh́n Cha, ḷng Mẹ ưu-tư...
Lựa lời khẻ hỏi: “Bây chừ sao anh?
Thuốc nào mau khỏi, chữa lành;
Thầy lang, bác sĩ...  ư Anh thế nào?”
Thương vợ lúng-túng ra vào,
Cha tôi khẻ bảo: “Thuốc nào cũng đang,
Nhà nghèo, ta đón Thầy Lang,
Tiền đâu Bác Sĩ, cưu-mang nợ-nần!?
Ḿnh lên Bác Tốt (*) phân-trần...  (*) Trịnh Văn Chung)
Làm ơn quá bước; nắn gân mau lành.” (câu 170)
Mẹ liền cất bước đi nhanh,
Gặp ông Bác Tốt: “Nhờ anh giúp giùm;
“Nhà Em” vừa bị trẹo lưng,
Đôi chân khập-khiểng, như chừng bong gân.”
Bác Thầy, không chút phân-vân,
Kíp mang chai thuốc, đỡ-đần chú em.
Vào nhà, Bác khẻ vén rèm,
Miệng trầu tóm-tém… “Lưng em thế nào,
Đứng lên, ngồi xuống làm sao,
Khớp xương cột sống...  chỗ nào nhói đau. (câu 180)
----------------------------------------------------------------------------

Đôi chân có thể bước cao,
Nắn qua, bóp lại...  nơi nào nhức gân?”
Cha tôi khe-khẻ phân-trần;
Lần ṃ cột sống...  “Trật gân đốt này,
Nhói đau không thể nhích xoay.
Đôi chân; gân trẹo chỗ này Bác ơi.”
Hỏi rồi Bác bảo Cha tôi:
“Chú nằm sấp lại để rồi tôi lo... ”
Thuốc rượu Bác đỗ; thoa, vo...
Nắn qua, nắn lại sao cho thấm dần. (câu 190)
Khởi đầu Bác sửa bong gân;
Đôi chân co, duỗi...  dần-dần tự nhiên.
Tiếp lời Bác bảo: “Nằm yên!”
Mạnh tay nhấn đốt...  “rắc”... liền ngang lưng!
Cha tôi nước mắt rưng-rưng;
Chịu đau không thấu, như chừng hụt hơi.
Thuốc thang...  một tháng phục hồi,
Tạ ơn Trời, bác; Cha tôi đă lành!
Đến khi (16) Nhật rời Cam-Ranh,
Giao lại Bán-Đảo(16) đàn anh Hoa-Kỳ. (câu 200)
----------------------------------------------------------------------------
(16) Khoảng từ 1962, Bán Đảo Cam Ranh được giao lại cho Quân Đội Hoa Kỳ trú đóng để cung ứng nhu cầu tiếp liệu cho chiến tranh Việt Nam ngày càng gia tăng...

Bạt đồi, lấp suối... phẳng lỳ,
Dựng xây cơ xưởng, rồi th́ hang ga.
Phi đạo, xa tít thật xa,
Phi cơ vận tải, la-đà xuống lên.
Phản-lực vun-vút như tên;
Chiếc lên, chiếc xuống, ngày đêm ́-ầm.
Binh-Đoàn ngày càng tăng dần;
Phi-cơ, tầu-chiến, ŕ-rầm chiến-xa...
Nhu-cầu cấp-bách thêm nhà;
Kho hàng, kho đạn, kho nhà quân-nhu. (câu 210)
Trại trên, lán dưới, lu-bù...
Trăi dài từ Cảng đến khu Thủy-Triều.
Không-Lực, ngày càng tăng nhiều,
Hải-Quân, không kém chỉ-tiêu chiến-thuyền.
Cầu tàu dă-chiến ưu-tiên,
Long-Hồ cầu đúc; nối liền hai bên.
Thiết thêm đường xá xuống, lên;
Dọc theo triền núi...  hai biên trong, ngoài.
Cống, cầu, đều phải làm ngay,
Công-trường xây-dựng cả ngày lẫn đêm. (câu 220)
----------------------------------------------------------------------------

 

Xe lu, xe ủi, xe ben,
Công nhân sáng tối luân phiên trăi đường.
Đảo ngoài tăng thiết Phi trường
Huyện trong xây dựng phố phường liền tay.
Công việc chẳng kể đêm ngày,
Công nhân, binh sĩ chung tay mọi bề.
Cha Tôi, thợ mộc RMK (17),
Cất nhà, dựng lán, đi về sớm hôm.
Làm hoài, gối mỏi chân chồn,
Đêm về rời ră xác hồn phiêu diêu… (câu 230)
Nhờ Cha, Tôi hưởng trăm điều,
Được ăn, được học, ấp yêu sân trường.
Trau dồi thi phú, văn chương,
Can qua sách sử Quê Hương ngh́n đời.
Cổ, tân Văn Học sáng ngời,
Tô bồi Sử, Địa… giúp Tôi nên người.
Vào đời, vừa tuổi đôi mươi,
Thân trai rảo bước khắp nơi Đô Thành.
Đường ngang, nẽo dọc ṿng quanh,
T́m trường nhị cấp,(18) học hành tiếp theo. (câu 240)
-----------------------------------------------------
-----------------------
(17) RMK: the RMK-BRJ (Raymond International, Morrison-Knudsen, Brown & Root, and J.A. Jones Construction). The RMK-BRJ joint venture was established in 1962 consisting of Raymond International, Morrison Knudson, Brown & Root, and JA Jones Construction. This conglomerate was given the exclusive right to build in Vietnam in support of the "American" war, as the Vietnamese call it. A new US Navy position was created in Asia called the Officer In Charge of Construction (OICC), Republic of Vietnam. RMK-BRJ then went on to build all of the sea ports, military bases, roads, and airfields in Vietnam, from the DMZ to the Mekong Delta, including the Cam Ranh and Long Binh megaports. The joint venture was terminated when the war ended but all four of the US companies still operate around the world.   
 

Thượng Hiền, Cứu Thế…? Kiếp nghèo;
Xoay sao học phí; đủ theo chương tŕnh.
Cách nào, có thể mưu sinh;
Khi vào đại học tiến tŕnh phân khoa?
Trường dạy… thời quá xa nhà,
Giáo viên “Nhân Vị”,(19) vài ba trăm đồng.
Sáng đi, ḷng dạ trống không,
Đôi giờ nhịp bước, ḷng ṿng hụt hơi.
Từ Tân Việt đến “Hồ Bơi” (20),
Trăi qua ba phố,(21) mồ hôi thành gịng. (câu 250)
Chiều về “Cứu Thế”(22) Kỳ Đồng,
Nắm xôi, tô bún đỡ ḷng phân chia.
Học xong lớp tối đă khuya,
Thẳng Lê Văn Duyệt, cuốc lia về nhà.
Cơm phần, Chị để dưa, cà…
Canh tôm, canh cá, hay là riêu cua.
Đầy vơi; mỗi chén vài lùa;
Chỉ trong mươi phút, mấy vùa (*) cũng xong.
Đêm về suy nghĩ chạnh ḷng,
Thương anh thương chị, đèo ḅng cậu em! (câu 260)
----------------------------------------------------------------------------
- (18) Trung học đệ nhị cấp là các lớp 10 (đệ tam), 11 (đệ nhị) và 12 (đệ nhất). Được chia thành 2 cấp bằng: Từ lớp đệ tam đến hết đệ nhi: Thi Tú Tài I. Hết lớp đệ nhất: Thi Tú Tài II (Đậu Tú Tài II mới được ghi danh lên Đại Học).  Học đệ nhị cấp, học sinh phải chọn học một trong bốn ban để chuẩn bị vào đại học. Bốn ban là: A (khoa học thực nghiệm hay c̣n gọi là ban vạn vật). B (toán). C (văn chương). D (cổ ngữ, thường là Hán văn).    - Mỗi năm có hai đợt thi Tú tài tổ chức vào khoảng tháng 5 và tháng 7 (Mùa Hè).       (19) Trường Tiểu Học Nhân Vị, gần hồ tắm Chi Lăng Phú Nhuận     - (20) Hồ tắm Chi Lăng, Phú Nhuận)   - (21) Bảy Hiền, Trương Minh Giảng, Phú Nhuận    - (22) Trường Trung Học “Cứu Thế Học Đường” bên cạnh nhà thờ Chúa Cứu Thế tại đường Kỳ Đồng SG    -  (*) Cái bát làm bằng sọ dừa.
 

Hôm sau, t́m kiếm việc thêm;
Qua từng trang báo cũ mèm, mới ra.
T́m hoài, chữ nghĩa trổ hoa,
Kiên tâm ngày tháng thế mà cũng hên.
Trung Tâm Khiêu Vũ (23), hoa đèn…
Cần viên Kế Toán, nom xem túi tiền.
Tôi bèn đến gặp ghi tên;
Qua ông giám đốc, đặt tiền thế chân.
Vàng ṛng; hai “lượng” cho cân,
Doanh thu nhịp gót…mỗi tuần khách chi. (câu 270)
Tuần sau nhận việc tức th́,
Khởi đầu lương tháng; chi li một ngàn.
Cần tiền, thêm việc… đa đoan;
Sáng qua “Nhân Vị”, chiều toan “Vũ Trường”. (23)
Sáu hai Yên Đỗ (23)dù thương;.
Chiều buông, phải tới học đường, gạo thi…
Hơn năm lê gót kiên tŕ;
Vào hè sáu bốn trường thi đăng tŕnh.
Trở về Vơ Tánh (24) một ḿnh,
Ghi danh thi cử chương tŕnh tự do. (câu 280)
----------------------------------------------------------------------------
(23) Trung Tâm Khiêu Vũ=Vũ Trường, tại 62 Yên Đỗ SG, đă trở nên thân quen với Tác Giả.
(24)Trường Trung Học Vơ Tánh tại số 1 Bá Đa Lộc, Nha Trang, được chính thức thành lập kể từ 1952 (1952-1975). Đến Năm 1957, được Bộ Giáo Dục nâng lên hàng Đệ Nhị Cấp. Nhưng măi đến niên khóa 1959-1960 mới có Đệ Tam v́ thiếu thầy.

 

Oran (25), bài viết… sao cho;
Vẹn toàn Anh, toán; thoát ṿ(26)văn chương.
Thi xong rồi vội lên đường,
Trở về nhiệm sở “Vũ Trường” chờ tin.
Hàng ngày theo dơi t́nh h́nh, (27)
Ngóng trông kết quả; đời ḿnh tương lai?
Đến thời chuyển tiếp mười hai;
Miền Trung biến động,(27) ách tai bao trùm.
Đấu tranh bạo loạn lung tung,
T́nh h́nh cả Nước ư chừng lâm nguy! (câu 290)
Từ Thu Quư Măo (28) sầu bi,
Đồng Minh đảo chánh; Kennedy (29) tội đồ!
Một bầy tướng lănh ngây ngô,
Minh, Đôn, Đính, Khánh… hồ đồ Kim, Khiêm. (30)
Nghe theo Cabot Lodge (31) tên điên,
Thi hành đảo chánh, chia tiền từ Đôn.(32)
Than ôi; tướng lănh vô hồn,
Tranh quyền, chỉnh lư(33)…vong, tồn không hay!?
Dương Minh, Nguyễn Khánh tội đầy;
Đưa dần Đất Nước vào tay Cộng thù. (câu 300)
----------------------------------------------------------------------------
(25) Kỳ thi Tú tài I & II có phần viết và phần vấn đáp(oran). Phần vấn đáp bị loại bỏ từ năm 1968.
(26) Gặp được đề thi dễ, khỏi cần suy nghĩ nhiều (ṿ đầu bóp trán).  -   (27) T́nh h́nh Biến ĐộngMiềnTrung kể từ 6-5-1963, đến Lễ Phật Đản 8-5-1963 và tiếp diễn sau đó tại Huế.  -  (28) Từ ngày 01-11-1963, nhằm16-09-Thu Quư Măo.  -  (29) John F. Kennedy là Tổng thống thứ 35 của Mỹ; đă hạ lệnh cho đám tướng lănh tham nhũng VNCH đảo chánh TT Ngô Đ́nh Diệm vào ngày 01-11-1963 và giết ông cùng với Em là cố vấn Ngô Đ́nh Nhu vào ngày 02-11-63. Nhưng sau đó; vào lúc 12h30 ngày 22 tháng 11 năm 1963, tại Dallas, bang Texas. Tổng thống Kennedy cũng đă bị Lee Oswald, Jack Ruby bắn khi cùng đoàn xe đi ngang qua Dealy Plaza. Đi cùng xe với ông có Đệ nhất Phu nhân Jacqueline Kennedy, thống đốc bang Texas John Conally và phu nhân của ông này. Kennedy qua đời vào lúc 1 giờ chiều cùng ngày, tại pḥng cấp cứu bệnh viện Parkland. Nhưng dù bốn thập kỷ đă trôi qua, song vẫn c̣n những điều bí ẩn chưa được giải thích xung quanh vụ việc dù cho trên giấy tờ tên sát nhân đă phải đền tội. Liệu CIA có đứng đằng sau vụ ám sát? Hay Fidel Castro? Mafia? FBI? Hay đơn giản chỉ là phút ngẫu hứng của Lee Oswald, Jack Ruby? John F. Kennedy chính là tội đồ của dân tộc Việt Nam; v́ quyết định ngu xuẩn của ông đă đẩy đưa toàn cơi Việt Nam vào thảm họa Cộng Sản kể từ ngày 30-04-1974 cho đến ngày nay vẫn chưa thoát ra được.
(30) Các tướng lănh trong nhóm đảo chánh:Dương văn Minh, Trần văn Đôn, Trần Thiện Khiêm, và kể cả tướng Lê văn Kim - người có ư thức chính trị nhất trong nhóm - không phải là những con người chính trị, hoặc cách mạng. V́ vậy họ thiếu hẳn cái khí phách và can trường của những con người chính trị hoặc cách mạng. Họ không có tầm vóc của những người lănh đạo. Họ được đào tạo để phục tùng và để được người khác lănh đạo. Họ cần phải được người khác lănh đạo và họ cho có hiệu năng khi được người khác lănh đạo. Đó là một sự thật đáng buồn. Sự thât ấy, quốc dân VN đă có dịp nh́n thấy ra sau khi ông Diệm bị lật đổ.
(31) Đại sứ HK Henry Cabot Lodge.
(32) Theo các tài liệu c̣n lưu trữ tại thư viện quốc hội Mỹ, th́ hôm đảo chánh Lucien Conein đă đến bộ tổng tham mưu trao một gói bạc ba triệu bạc VN ($3,000,000 đồng) cho tướng Trần văn Đôn, gọi là để "mua chuộc phe chống đối nếu cần".
Trong quyển VNMLQHT, ông Đỗ Mậu cũng viết: "Conein bèn mặc quân phục mang theo một khẩu 375 Magnum và một gói tiền độ 3 triệu đồng bạc rồi đến bộ tổng tham mưu". Nhưng ông ĐM không biết rơ mục đích và số phận của số tiền đó. V́ vậy, ông viết tiếp: "cũng cần nói rơ rằng số tiền ba triệu đồng VN do Conein mang đến đă không được một tướng lănh nào hay biết trừ tướng Đôn. Tướng Đôn không bao giờ tŕnh bày cho hội đồng tướng lănh biết có nhận số tiền đó của Conein hay không, và nếu có th́ đă xử dụng vào việc ǵ". (trang 816).
(33) Sau cuộc “chỉnh lư” ngày 30.1.1964, ngày 31.1.1964, Tướng Nguyễn Khánh lên làm Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Đội và theo chỉ thị của CIA, loại tất cả các tướng lănh thân Pháp đă được Mỹ dùng làm công cụ đảo chánh lật đổ TT Ngô Đ́nh Diệm.
Ngày 30-1-1964, Nguyễn Khánh cầm đầu tổ chức thực hiện cuộc "chỉnh lư" phế truất Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân...  và tự xưng là Chủ tịch "Hội đồng quân nhân cách mạng" kiêm Tổng tư lệnh quân đội Ngày 28-2-1964, ông Khánh tiếp tục phế truất Nguyễn Ngọc Thơ và lên làm Thủ tướng, ngày 16-8-1964, ông Khánh ban hành "Hiến chương Vũng Tàu" để tự phong chức "Quốc trưởng", "Thủ tướng" và "Tổng tư lệnh", kiêm "Tổng tham mưu trưởng của quân lực Việt Nam công ḥa"...  Đây là thời điểm uy quyền của ông Khánh đạt đến "tột đỉnh vinh quang"(!). ngày 25-8-1964, hàng chục ngàn người biểu t́nh kéo đến nơi làm việc của ông ta, giương cao khẩu hiệu "đả đảo Nguyễn Khánh!", buộc ông Khánh phải ra gặp đoàn biểu t́nh và dùng sức ép của quần chúng cách mạng, ông Khánh cũng hô vang "đả đảo". Hàng ngũ các tướng lĩnh quân đội Sài G̣n căm phẫn ông Khánh lên đến tột đỉnh, hàng chục cuộc binh biến diễn ra liên tiếp như cuộc đảo chính ngày 13-9- 1964 của tướng Dương Văn Minh, Lâm Văn Phát tổ chức; rồi đến cuộc đảo chính do Nguyễn Chánh Thi liên kết với Nguyễn Cao Kỳ cùng lật đổ ông Khánh...


 

T́nh h́nh chính trị rối mù,
Hết Minh lại Khánh; Khánh mù như Minh!
Không sao ổn định t́nh h́nh,
Hiến Chương, Binh Biến, biểu t́nh khắp nơi.
Miền Trung lửa khói ngút trời,
Thanh Bồ, Đức Lợi, khắp nơi lệ sầu!
Việt Nam rồi sẽ về đâu,
Nếu không chặn đứng hoạt đầu Trí Quang.
Tay sai Việt Cộng sài lang,
Đốt làng phá xóm, lầm than dân lành! (câu 310)
Gặp thời Đất Nước chiến tranh,
Tôi ĺa đèn sách, trở thành chiến binh.
Không Quân Binh Chủng đăng tŕnh(34),
Sư Đoàn bốn cơi, dâng t́nh hào hoa.
Xa Quê ngàn nhớ ơn Cha,
Nhớ muôn nghĩa Mẹ, cả nhà chị em!
T́nh đầu một thuở mon men…
Mộng Trinh(35), người ấy đă len vào hồn.
Tây Đô… Tôi về cầu hôn;
Hân hoan ngày cưới,(36 bồn chồn kề vai. (câu 320)
----------------------------------------------------------------------------
(34) Gia nhập Không Quân tháng 12-1964.
(35) Biệt Danh của hiền thê Tác Giả thời con gái.
(36) Ngày cưới của Tác Giả 17-07-1966

Phụ Bản 5

Nhà Thờ Xuân Ninh Cam Ranh.

Ngôi Thánh Đưng này đă đưc Đức Cha Phao Lô Nguyễn Văn Ḥa, Giám Mục Giáo Phận Nha Trang, dâng Thánh Lễ đặt “Viên Đá Đầu Tiên” vào ngày 28-07-1992, để xây dựng lại trên nền Nhà Thờ cũ (Được xây dựng từ cuối năm 1956 đến khoảng giữ năm 1957 th́ hoàn tất và được Đức Cha Marcel Picquet (người Pháp), Giám Mục Nha Trang làm Phép Thánh Hiến). Đến ngày 20-05-1993 th́ hoàn tất và lại được Đức Cha Ḥa dâng Thánh Lễ Cung Hiến để khánh thành; cho đến ngày nay.

Dáng Em, hương sắc hoa Lài,
Dịu dàng, thoắt lỏng then cài Pḥng Loan.
Tân hôn trọn kiếp đá vàng…
Mẹ Cha hai họ, hân hoan chúc mừng!
Cuộc đời Dâu thảo; con cưng,
Từ đây ăn ở, phục tùng Mẹ Cha.
Gia đ́nh vui sống thuận ḥa,
Tṛn t́nh, vẹn hiếu; cả nhà hân hoan.
Một thời chung sống lo toan,
Việc nhà, đồng áng chu toàn phận con. (câu 330)
Phần Tôi sau Lễ Tân Hôn,
Trở về Đơn Vị(37) mà hồn như ngây.
Chia tay gởi vợ nụ đầy...  
Ḷng dâng thổn thức, đắm say ân t́nh!
Th́ thầm: “Em hăy vững tin;
Ḿnh dù xa cách, nhưng t́nh không xa.
Anh đi, Em ở lại nhà;
Khắc ghi lời hứa của Ta trong hồn:
“Trao Em chiếc nhẫn kết hôn,
Là Anh đă gởi tâm-hồn cho Em. (câu 340)
----------------------------------------------------------------------------
(37) Không Đoàn 74 tại Tây Đô, Cần Thơ)
 

Khi xa, Anh nhớ ngày đêm,
Khi gần, Anh thấy thương thêm bội phần!
Dẫu rằng Ḿnh có xa, gần,
T́nh Ḿnh vẫn thắm, trao thân trọn đời!
Cho dù trời, đất đổi dời,
Cho dù sóng gió cuộc đời truân-chuyên,
Đôi Ḿnh vẫn trọn lời nguyền;
Chung chăn, chung gối, chung thuyền t́nh yêu!
Hiệp dâng lên Chúa sớm, chiều,
Tâm-hồn trong-trắng cao-siêu cuộc t́nh. (câu 350)
Khấn xin với Chúa Thiên Đ́nh;
Cho cùng được hưởng trường sinh bên Ngài!
Anh đi làm trọn phận trai,
Quê nhà Em hăy sớm, mai nguyện cầu;
Cho Ḿnh t́nh măi bền lâu,
Quê Hương ngời sáng tinh cầu tự do!”
Sau lời bịn rịn dặn ḍ;
Tôi đà quay gót...  mừng, lo trong ḷng.
Lo v́ vợ dại chờ mong;
Sáng trưa chiều tối... nhớ trông Biên Thùy. (câu360)
----------------------------------------------------------------------------

 

Mừng v́ Cha Mẹ sớm khuya;
Có nàng Dâu thảo sẻ chia bên đời.
Tôi về B́nh Thủy xa xôi;
Phi Trường trấn giữ vùng trời phương Nam.
Nơi đây “Cộng Phỉ” ngang tàng;
Ngày đêm pháo kích, giết oan dân lành.
U Minh, Chương Thiện, Vị Thanh... (38)
Những nơi...  chúng quậy tan tành hại dân.
Mỗi vùng, Biệt Động (39) hành quân,
Không Đoàn Bảy Bốn(40)góp phần hiên ngang.(370)
Đánh cho Việt Cộng tan hoang,
Bảo toàn khắp chốn, xóm làng Cần Thơ.
Thế rồi một sáng tinh mơ,
Tôi đà đếm bước bên bờ Hậu Giang.
Buồn trông sóng nước mênh mang,
Lục B́nh lờ lững, hàng hàng khoe bông.
Sắc hoa tim tím nhớ mong,
Khiến chàng Chiến Sĩ trăi ḷng vào thơ.
Chiều nghiêng, B́nh Thủy(41) phủ mờ;
Phù sa sông Hậu(41) nên thơ phi trường! (câu 380)
----------------------------------------------------------------------------
(38) Các địa danh thuộc Vùng 4 Chiến Thuật.   - (39) Tiểu Đoàn 41 BĐQ do Th/Tá Dần làm Tiểu Đoàn Trưởng, phối hợp cùng với các Phi Đoàn Quan Sát Cessna và Khu Trục chiến đấu của Không Đoàn 74 (KĐ74)   - (40) Cần Thơ; do Tr/Tá Trần Văn Minh làm Không Đoàn Trưởng (sau là Tr/Tướng Tư Lệnh KQ) đă tiêu diệt VC tan tành, bách ciến bách thắng trên mọi miền U Minh, Chương Thiện, Vị Thanh... )  -  (41) Phi Trường B́nh Thủy (Trà Nóc) Cần Thơ được xây dựng trên một cái đầm lầy ruộng cói; do Hoa Kỳ giúp thiết kế một hệ thống 6 “Ống Sáng”, hút phù sa từ đáy sông Hậu thổi lên và xây dựng nên Phi Trường; chỉ vỏn vẹn khoảng hơn 1 năm từ giữa năm 1964 đến năm 1966 th́ hoàn tất. Thời gian này, chính bản thân Tác Giả và vài anh em cùng ngành nghiệp dưới sự chỉ huy của Thiếu Tá Trần Văn Triệu (Tr/Pḥng ANTB) được giao nhiệm vụ để bảo vệ ngày đêm Công Tŕnh Xây Dựng.
 

Đêm về, bảng lảng màn sương,
Gió hiu hiu thổi, lương vương giọt sầu.
Canh khuya biết thả về đâu;
Bước chân Thi Khách qua cầu(42) bơ vơ!?
Ninh Kiều là bến mộng mơ,
Trai thanh, gái lịch dật dờ đan tay.
Nh́n người hạnh phúc xum vầy,
Trong Tôi bỗng nhớ dáng gầy Hiền Thê.
Hậu Giang quyện ánh trăng thề;
Chạnh ḷng Chiến Sĩ mơ về bên Ai. (câu 390)
“Thương Em từ thuở mười hai,
Đến năm mười tám, khá dài nhớ thương!
Cưới Em, rồi vội lên đường,
Pḥng the lẻ bóng! “Người Thương” thương “Người”!
Cần-Thơ...  Đơn Vị(43) xa-xôi,
Tháp canh nhung-nhớ! Người thời nhớ-nhung!
Nhớ Em, nhớ quá khôn cùng,
Người vợ bé-bỏng cùng chung cuộc t́nh!”
Dáng Em nho nhỏ xinh xinh,
Hằn sâu góc nhớ bóng h́nh thơ ngây. (câu 400)
----------------------------------------------------------------------------
(42) Cầu Mới Cần Thơ.
(43) Phi trường B́nh Thủy.

 

“Canh tàn, Trăng ngả về Tây,
Chở theo nhung-nhớ vơi đầy của Tôi.
Trăng ơi, cho nhắn đôi lời
Với người vợ nhỏ rằng Tôi nhớ Nàng.
Sớm mai khi gió Đông sang,
Thời Tôi sẽ gởi đến Nàng thơ yêu.
Thơ yêu Tôi đă chắt-chiu:
Từ trong nhung-nhớ... những điều nhớ nhung!
Bao giờ trái đất tận cùng,
Th́ Tôi mới hết nhớ-nhung đến Nàng. (câu 410)
V́ yêu... Tôi măi tơ-màng...
Sớm ngày hạnh ngộ, cùng Nàng rong chơi!”
Ước mơ, mơ ước lần hồi;
Nhớ thương, cách biệt...  thế rồi cũng qua.
Cuối Thu Bính Ngọ(44) cũng là;
Thời Tôi thăm lại quê nhà Cam Ranh.
Ấp yêu thắm thiết t́nh xanh;
Dập d́u Hoa Bướm...  duyên lành đơm bông.
Uyên ương quấn quưt loan pḥng,
Mười lăm ngày phép; nhớ mong thỏa t́nh! (câu 420)
----------------------------------------------------------------------------
(44) tháng10-1966.
 

Trở về Đơn Vị, Tôi xin,
Cấp trên hoán chuyển cho Ḿnh hồi quê.
Nha Trang, phi cảng cận kề;
Cam Ranh thuận tiện, đi về có Em.
Trưởng Pḥng(45) đồng ư thuận êm,
Đệ tŕnh với Sở xét thêm thỉnh cầu.
Trung Ương; thượng cấp(46) thuận mau,
Đầu Năm Sáu Bảy(47) khởi đầu Lệnh ban.
Nhận tin, Tôi đă sẵn sàng;
Giă từ bạn hữu, quân trang lên đường. (câu 430)
Vài giờ tung cánh hồi hương.
Cessna hạ cánh Phi Trường Nha Trang.
Trước tŕnh Thượng Cấp Pḥng, Ban...
Sau Tôi xin phép về làng đón Xuân.
Chỉ Huy thuận ư, ân cần:
“Bảy ngày phép lính vui Xuân đủ thời?”
Tay chào, khe khẻ trả lời:
“Cám ơn Thượng Cấp; đủ rồi thời gian.”
Đinh Mùi vui đón Xuân sang;
Uyên Ương quấn quưt hợp hoan một nhà. (câu 440)
----------------------------------------------------------------------------
(45) Thiếu Tá Trần Văn Triệu.
(46) Đại Tá Đặng hữu Hiệp.
(47) tháng 02-1967.

 

Giao thừa, cung chúc Mẹ Cha;
Một đời hạnh phúc, chan ḥa cháu con!
Mồng hai, thăm họ vuông tṛn,
Nhạc Gia, Nội, Ngoại...  bà con xóm làng.
Mồng ba gieo bước lang thang;
Tham quan Hội Tết, Mai vàng khoe duyên.
Muôn hoa đua nở tân niên;
Mơ, Đào, Huệ, Cúc, Thủy Tiên, Lan, Hồng...
Trăm loài phô sắc, kheo bông;
Dưới trời nắng ấm thỏa ḷng khách du. (câu 450)
Gió Xuân man mát vi vu,
Cùng làn mây trắng lăng du bên trời...
Bảy ngày t́nh ái lên ngôi;
Thỏa ḷng Chiến Sĩ bên đời Hiền Thê!
Từ đây đôi lứa cận kề,
Sáng vào đơn vị, chiều về bên Em.
Nha Trang sóng nước ru êm,
Chiều buông, sương khói bên thềm say mơ.
Trăi hơn chín tháng từng giờ;
Uyên Ương mong đợi nhi thơ chào đời. (câu 460)
----------------------------------------------------------------------------

 

Thời gian ngong ngóng dần trôi,
Hoàng Nhân, trưởng tử (48) chào đời tinh khôn.
Mẹ Cha hạnh phúc ngập hồn,
Ông Bà mừng đón “Đích Tôn” nối ḍng.
Cha Tôi thỏa ư chờ mong,
Mẹ thời chăm sóc, bế bồng nâng niu.
Dù cho đời sống chắt chiu;
Ông Bà vui sướng, cưng chiều “Đích Tôn”.
Năm sau, dâng Lễ tạ ơn,
Thôi nôi, vui thỏa ngập hồn hồng ân! (câu 470)
Trung Thu (49) hạnh phúc tăng phần,
Diệu Trinh trưởng nữ; Mậu Thân (50) chào đời.
Vẹn tuyền phúc đức ơn Trời;
Thiên Thần bé nhỏ sáng ngời tinh khôi.
Vô vàn hạnh phúc cho Tôi,
Có trai có gái; bên đời Hiền Thê.
Mẹ Cha vui sống cận kề,
Chị em quấn quưt mọi bề hanh thông!
Để cho phận nhà, việc công...
Đôi đường suông sẻ ước mong vẹn toàn; (câu 480)
----------------------------------------------------------------------------
(48) Trịnh Hoàng Nhân, sinh thứ Năm 10-08-67 nhằm 05-07 Đinh Mùi)
(49&50) Trịnh Thị Diệu Trinh sinh 29-09-68 nhằm Chúa Nhật 08-08 Thu Mậu Thân.

 

Tôi ra sống tại Nha Trang,
Mang theo gia thất về “Làng Hàm Nghi”.(51)
Sớm hôm chăm sóc yêu v́;
Vợ hiền con thảo, hưng suy trọn t́nh.
Khởi đầu cuộc sống gia đ́nh,
Vợ chồng thuận ư chương tŕnh bán buôn.
Ban đầu “Tạp hóa” khơi nguồn;
Doanh thu kha khá, luôn luôn tăng lời...  
Cuộc đời đang lúc gặp thời;
Buôn may bán đắt... nửa vời tiêu tan. (câu 490)
V́ chưng “Bà Hỏa” hung tàn;
Đầu Xuân Canh Tuất thiêu than nghiệp đời.
Cửa nhà, hàng hóa bay hơi...
Trăm phần sản nghiệp, vận thời sạch sanh!
Cũng may gia thất an lành;
Đă về đón Tết Cam Ranh thoát nàn.
Riêng Tôi ở lại trực Ban...
Mồng Một chứng kiến hoang tàn bụi tro.
Trời Xuân lửa khói hỏa ḷ;
Phủ mờ cuộc sống; sầu lo ngập ḷng! (câu 500)
----------------------------------------------------------------------------
(51) Cư xá Hàm Nghi.
 

Trải qua ngày tháng long đong,
Hoàng Minh (52) trai thứ chờ mong chào đời.
Trán cao, vai rộng... tuyệt vời;
Tinh anh lanh lợi, ngời ngời bô trai.
Từ sinh, kháu khỉnh anh hài,
Gia đ́nh vui sống; sớm, mai xum vầy.
Ông Bà thỏa dạ vui lây,
Chị em, cô chú tháng ngày hoài mong.
Một thời hạnh phúc, thong dong...
Gia ḥa thuận thảo, tâm đồng lại buôn. (câu 510)
Bên xe “Sinh Tố Hoàng Hôn”,
Hoa đèn lấp lánh, gợi hồn khách du.
Canh khuya gió biển vi vu;
Trai thanh gái lịch, vô tư tự t́nh.
Bên ly sinh tố khiết tinh,
Hương Lê, Xoài, Mít; diễm t́nh thanh mai! (52a )
Đêm đêm giờ nghỉ mười hai,
Đôi khi phải đợi gái trai đôi giờ...
Khuya về chồng vợ bơ phờ;
Xác thân rời ră, xụ lơ lăn giường. (câu 520)
----------------------------------------------------------------------------
(52) Trịnh Hoàng Minh, trai thứ ba, sinh 12-05-1970, nhằm 08-04 năm CanhTuất (52a ) Thanh mai trúc mă)
 

Nh́n Em, sao thấy quá thương,
Phút giây đă thiếp... vô thường giấc mơ!
Bên Em, Tôi thức hằng giờ;
Nghĩ suy cuộc sống duyên cơ kiếp người.
Việc chi có chút thảnh thơi;
Sao cho đôi lứa cuộc đời ấm êm.
Thay nghề đổi nghiệp là nên;
Chuyển qua thầu ủi, may thêm kiếm tiền.
Nhằm thời tuyển dụng sinh viên,
Chuyên viên, Anh ngữ...  liên miên đăng tŕnh. (câu530)
Hằng đêm gặp gỡ khóa sinh,
Cắt may, giặt ủi, phù h́nh quân trang.
Giặt, may cũng khá đa đoan,
Cha Tôi giúp sức, lo toan sớm chiều.
Tiền thu tạm đủ chi tiêu,
Phụ thêm lương lính, mọi điều hanh thông.
Hơn năm, hôm sớm đèo ḅng;
Nghiệp may, giặt ủi phơi, hong... đă đời!
Qua năm Nhâm Tư thay thời;
Hoàng Quân (53) trai tứ, vào đời tháng Ba. (câu 540)
----------------------------------------------------------------------------
(53) Trịnh Hoàng Quân sinh 12-03 Nhâm Tư, nhằm 25-04-1972)
 

Chuột sa hũ nếp thịnh nhà,
Trúng thầu thương mại, khởi ra nhà hàng.
Bảng hiệu ghi rơ “Không Gian”,
Phở Ḅ, Hủ Tíu... lớp hàng vào ra...
Tinh mơ có Thượng Sĩ Già (54)
Mở hàng thường ế, đắt là bác Xuân. (55)
Doanh thu ngày càng tăng dần,
Tiền lời cũng khá; lần lần bội thâu.
“Không Gian” thay sắc đổi màu;
Hào hoa pilot, phong
(56) hầu chuyên viên. (câu 550)
Vào ra lớp lớp, triền miên;
Thời gian...  rủng rỉnh túi tiền thêng thang.
Trai năm, Quư Sửu (57) chào làng;
Hoàng Liêm (57) ra ngược, gian nan sinh thời.
Vận may lại đến trong đời;
Bác Luông (58) khoa sản, tuyệt vời hộ sinh.
Tay ngà, xoay nhẹ dáng h́nh;
Cu Liêm ngoan ngoăn, vươn ḿnh oa oa!
Niềm vui đến với cả nhà,
Nữ y, Bác sĩ...  thở ra nhẹ ḷng. (câu 560)
----------------------------------------------------------------------------
(54) Thượng Sĩ Phận, Tiếp Liệu
(55) Bác Sĩ Xuân, Trưởng Bệnh Xá KĐ62; sau là SĐ2KQ)
(56) Hào hoa phong nhă.
(57) Trịnh Hoàng Liên sinh 18-11-1973, nhằm Chúa Nhật 24-10 Quư Sửu.
(58) Bác sĩ Chung Thị Luông,Trưởng Khoa Sản, Bệnh Viện Nha Trang ,(  Bà  là phu nhân Trung Tá Bùi Quốc Trụ KĐ62KQ/NT, sau là SĐ2KQ/NT.).

 

Phụ Bản 6

Nhà Thờ Chánh Toà Nha Trang

Nhà th Chánh Ṭa Kitô Vua Nha Trang (Nhà Th Núi), được Đc Cha Louis Vallet (1869 – 1945) người Pháp, cho xây dng ngày 3 tháng 9 năm 1928; theo li kiến trúc Nhà Th Công Giáo phương Tây, trên mt đnh núi nh có tên là núi Bông, vi đ cao 12 mét, nm gia trung tâm thành ph. (Sau khi mt, m ca Ngài được đt dưới chân núi ca nhà th.)
M
t tin Nhà Th quay v hướng Bc, có hai li đi lên. Phía trước có 53 bc cp đi b t đường Thái Nguyên (Trước 30-04-1975 có tên là đường Phước Hi) đi lên, qua cng là đến Hang đá Đc M L Đc, xây dng tháng 4/1940. Li th hai đi t "Qung Trường Hoà B́nh" cnh ngă sáu, ṿng quanh phía sau lên sân nhà th, có đ cao chng 8m so vi mt đường. Con đường này được lát đá ch năm 1941.
 Nhà th
là mt không gian đp được nhng nhà nhiếp nh và quay phim rt ưa thích. Nhng cp t́nh nhân cũng la chn nhà th đ làm nơi chp nhng tm nh cưới ca ḿnh. Nhà th m ca đón khách 7 ngày trong tun t 8h sáng và vn duy tŕ các bui ging hun vào bui sáng và bui chiu.

 

Mẹ con được chuyển lên pḥng,
An nhiên hồi sức, dạ ḥng dịu êm.
Hôm sau bác Hạnh (59) bồi thêm;
Trụ sinh, Em dị...  bên thềm vong thân!
Cơ may Tôi đứng ở gần,
Nhác trông Em xĩu... rần rần chạy theo.
Bács ơi cứu gấp, hiểm nghèo,
Nhà Tôi dị ứng...  cheo leo sống c̣n.
Bács Hạnh trở gót bon bon,
Kíp tiêm thuốc giải, hoàn hồn phúc tinh. (câu 570)
Sau lần thập tử nhất sinh,
Mẹ con khỏe khoắn, an b́nh hồi loan!
Năm sau, tậu thêm Nhà Hàng (60),
Bảng hiệu vẫn giữ “Không Gian” lơ (*) màu.
Tinh mơ cho tới canh thâu,
Không Quân, Biệt Kích... đủ mầu áo hoa.
Cà phê, hủ tíu... vào ra,
Cơm phần, cơm tháng... la đà “cánh bay”.
Biệt Thự (60) , rộn ră đêm ngày,
“Không Gian” tấp nập “cánh bay”, “hoa dù”.(câu 580)
----------------------------------------------------------------------------
(59 ) Bác sĩ Hạnh, Phụ Tá Khoa Sản.
(60) Năm 1974, mua thêm một Nhà Hàng tại đường Biệt Thự và Bảng Hiệu vẫn lấy tên là “Không Gian”.
(*) màu xanh lơ)

 Long Vân (61) gặp hội chu du;
Cho đời dâu bể... đền bù tân toan.
Giữa Đông, Hoàng Chính(62) hân hoan,
Vào đời bắt Cọp,(62) hiên ngang biển trời.
Đầu Xuân Ất Măo (63) nơi nơi;
Xuôi theo “Vận Nước”, cuộc đời bôn chôn!
Đến khi chinh chiến dập dồn,(64)
Nhu cầu quân số tăng đôn mọi ngành.
Không Quân cũng phải tăng nhanh,
Không Đoàn bốn cơi trở thành cấp Sư (65). (câu 590)
Trung Tâm Huấn Luyện mệt nhừ,
Sinh viên lớp lớp chuyên tu sáng chiều.
Chuyên môn phải đạt chỉ tiêu,
Phi công, kỷ thuật... cần nhiều chuyên viên.
Khóa sau, Khóa trước liền liền...
Tân Khoa tiếp nối liên miên ra trường.
Thế rồi một sáng tinh sương,(66)
Cộng quân pháo kích phố phường khắp nơi.
Phi trường khói lửa ngập trời,
Dân, quân di tản bời bời lo toan! (câu 600)
----------------------------------------------------------------------------
(61) Văn Pḥng Tác Giả làm việc tại cổng Long Vân phi trường Nha Trang.   -  (62) Trịnh Hoàng Chính sinh 16-12-1974. mồng 03-11 Giáp Dần.  -  (63) Đầu Xuân 1975  -  (64)Từ 1968-1970 chiến tranh Việt Nam leo thang ác liệt.  -  (65) Kể từ tháng 03-1970 trở đi; các Không Đoàn KQ thuộc Bốn Vùng Chiến Thuật được nâng lên thành cấp Sư Đoàn Không Quân. -  (66) Kể từ sáng sớm ngày 29-03-1975, khi VC pháo kích ồ ạt vào Phi Trường và Thành Phố Nha Trang, th́ Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Lượng Sư Đoàn Trưởng SĐ2KQ, đă ra lệnh cấm quân. Trong không được ra, ngoài không được vào. Công việc di tản trở nên khó khăn và hổn loạn. Mọi người rất lo ngại; nhất là khi có tin Quân Lao Nha Trang đă bị các loại tù phá vỡ và làm loạn ở ngoài các đường phố..  )

 

Tôi thời cảm thấy bàng hoàng,
Nên đi hay ở, lo toan thế nào?
Mẹ Cha, phải tính làm sao,
Chị em, các cháu thế nào cho cam?
Suy rồi, sai Lư (*) về làng,
Mời Cha, Mẹ, Chị lên đàng tản di.
Đến giờ đành phải ra đi,
Sau lưng bỏ lại những ǵ thân thương.
Cửa Nhà, sản nghiệp, rẫy nương;
Họ hàng, thân tộc lương vương ân t́nh. (câu 610)
Hơn lần bỏ lại Xuân Ninh,(67)
Trong Tôi như thể con tim nát rời!
Thế thời, thời thế chao ôi,
Ai gây thảm cảnh… phải rời Quê Hương?
Và rồi Tôi vào phi trường…
Gia đ́nh mười tám (18 người), phải đương thế nào;
Phi cơ lên xuống ào ào,
Người như kiến cỏ làm sao lên tàu?
Cha Tôi suy trước hỏi sau:
“Cách nào có thể lên tàu hả con?” (câu 620)
----------------------------------------------------------------------------
(67) Lần đầu di cư từ Bắc vào Nam nhằm ngày 02-09-1954. Lần này lại phải bỏ làng Xuân Ninh tại Cam Ranh di tản vào Sài G̣n. Không biết đến khi nào mới có dịp trở về?
(*) Lư Ngọc Phương, con chị gái của Tác Giả
.
 

Người, xe chen lấn dập dồn,
Dân, quân lăn lộn, bồn chồn lo toan…
Cha nh́n hổn cảnh bàng hoàng.
Hỏi Tôi: “Con đă sẵn sàng hay chưa?”
Tôi liền nhỏ nhẹ thân thưa:
“Con dùng Pickup để đưa gia đ́nh.
Nhờ Cha mang xách bên ḿnh;
Giùm con giữ chút quư kim gia tài.”
Cha Tôi giữ xách trong tay,
Phần Tôi trở lái… đến ngay cuối tàu. (câu 630)
Nhưng người như kiến chen nhau,
Phi công tăng tốc… chiếc tàu vụt bay.
Xe Tôi bị lật lăn quay,
Cha già bị gió thổi bay trên đường (*).
Thân Người trầy trụa vết thương.
Gia tài mất sạch theo luồng gió bay.
Cả nhà lâm cảnh trắng tay,
Tư trang, chăn áo, tung bay khắp trời.
Cha Tôi gượng dậy, hụt hơi…
Bước đi thất thểu, ră rời châu thân. (câu 640)
----------------------------------------------------------------------------
(* ) Phi đạo dành cho máy bay di chuyển trong các phi trường.
 

D́u Cha, Tôi khẻ phân trần:
“V́ con Cha phải muôn phần gian nan!”
Thế rồi Tôi tiếp lên đàng,
Lái xe Pickup chạy sang Phi Hành (68).
Dừng xe, đưa mắt rảo quanh;
Cessna (69) bốn chiếc để dành cho ai?
Tôi bèn cấp tốc lấy hai,
Gia đ́nh mười tám (18người) len vai lên tàu.
Chín người một chiếc; bên nhau...
Thêm phi công trưởng, trước sau là mười. (câu 650)
Khi Tôi đă lướt mây trời;
Bay ṿng mấy bận t́m nơi Cha già.
Nhưng tàu sao chả thấy ra,
Hay v́ hổn loạn cản Cha lên đường?
Tôi đành bỏ lại phi trường,
Nha Trang từ đấy, Cha vương đương đầu.
Phần Tôi, tăng tốc bay mau,
Chỉ trong nửa tiếng, đáp tàu Bửu Sơn.(70)
Thương Cha với cảnh dập dồn,
Làm sao có thể đêm hôm kiếm tàu? (câu 660)
----------------------------------------------------------------------------
(68) Trường Phi Hành thuộc Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang
(69) Cessna kiếu U-17A Skywagon, 6 chỗ. Dùng để quan sát, liên lạc và huấn luyện. Đôi khi được dùng để răi truyền đơn trong công tác Tâm Lư Chiến.
(70) Phi Trường Bửu Sơn (Nay đổi là Phi Trường Thành Sơn) là phi trường tân lập tại Ninh Thuận (Phan Rang) từ 1966 , lớn thứ nh́ sau Tân Sơn Nhất, do Trung Tá Nguễn Văn Thiệt (Quân Cảnh?) làm Chỉ Huy Trưởng (đầu tiên). Căn Cứ 20 Chiến Thuật Phan Rang thuộc Sư Đoàn 2 Không Quân tại Nha Trang gởi vào trấn đóng
 

May thay khốn cảnh qua mau,
Cha Tôi lên được chuyến tàu canh khuya.
Bên Cha có Mẹ sẻ chia,
Cùng mang con cháu, xa ĺa quê hương.
Giữa khuya tàu đáp phi trường;
Tân-Sơn-Nhất cảng, người thương đón mừng.
Vậy mà Tôi lệ rưng rưng,
Nghĩ thương Cha Mẹ, khốn cùng tản di.
Nào hay Cha đă gặp th́,
B́nh an vô sự thoát ly hiểm nghèo! (câu 670)
Phần Tôi khốn cảnh măi theo,
Vợ con, em út (71), đói meo canh trường
Thằng con thứ sáu (72) đáng thương;
Tuổi đời bốn tháng giọt sương đỡ ḷng.
V́ chưng sữa mẹ khô bong,
Cháo cơm chả có, đói ḍng cạn khô!
Bỗng dưng được hộp sữa ḅ,
Từ anh lính chiến tặng cho Cu (72) nhà.
Sữa pha chỉ bằng nước trà,
Nước sôi chả có để mà ḥa tan. (câu 680)
----------------------------------------------------------------------------
(71) Hoàng Châu Ngọc Trâm, người en gái út vợ Tác Giả.)
(72) Trịnh Hoàng Chính, con trai thứ sáu.

 

Thằng con nút sữa, oang oang…
Phải chăng sữa chát, khóc toang đêm trường.
Một đêm chiếu đất, màn sương;
Cả nhà như thể cảm vương xác trần.
B́nh minh, phi vụ rần rần…
Gia đ́nh chín mạng, len chân đuổi tàu.
Ḍng người như suối, chen nhau;
Phi công không dám dừng tàu cứu nguy!
“Nhà Tôi” bỗng ngă gối quỳ,
Trong tay đang ẵm baby non ngày. (câu 690)
Tôi bèn hết sức giang tay,
Ngăn đoàn người tới cả bầy phía sau.
May thay ai cũng dừng mau,
Nếu không thời sẽ nát nhàu thân con!
Tới trưa rời ră, bồn chồn…
Người người đói khát, xác hồn xụ lơ.
Th́nh ĺnh một chiếc phi cơ,
Xê trăm mười chín(* C119) dừng chờ khách di.
Ban đầu, Tôi tính cùng đi,
Gia đ́nh chín mạng, được ghi lên tàu. (câu 700)
----------------------------------------------------------------------------
(*) Vận tải cơ C 119.

 

Nhưng rồi suy trước, nghĩ sau;
Người đông quá tải, chen nhau nguy nàn!
Tôi đành nán lại thời gian,
Cho dù khốn khó, đành cam đợi chờ.
Quay ra, gặp Đấng nương nhờ;
Ngài là Thượng Cấp(73), đúng giờ giải nguy.
Ông dùng xe gíp(Jeep) chở đi,
Đuổi theo phản lực… stop khi tàu dừng.
Năm lần, bảy lượt theo… ngừng,
Đến ṿng thứ tám; leo lưng (74) lên tàu. (câu 710)
Gia đ́nh Tôi cũng len nhau,
Trải qua khoảnh khắc, áo nhàu quần tan.
Vợ con, em út bàng hoàng…
Nhưng rồi cũng đă b́nh an lên tàu.
Xoay lưng, Tôi cất tay chào;
Giă từ Trung Tá… đi vào không gian.
Khi tàu đă lướt mây ngàn,
Đoàn người tạm hết bàng hoàng lo toan.
Nhưng rồi lại thấy ngỡ ngàng,
Trên trời, dưới nước… tàu đang chốn nào? (câu 720)
----------------------------------------------------------------------------
(73) Trung Tá Nguyễn Văn Thiệt.
(74) Hổn loạn…

 

Xê trăm bốn mốt (75) bay cao,
Tầng không cao độ, khoảng vào mười thiên.
Mọi người cảm thấy ngạc nhiên,
Bay đà hai tiếng, không miền dừng chân.
Tôi đưa đề nghị phải cần:
“Hỏi Ngài Phi Trưởng dừng chân nơi nào?”
Đoàn người thắc mắc nhôn nhao,
Cử Tôi đại diện đi vào ca bin;
Hỏi Pilot Trưởng phi tŕnh:
“Phải chăng tàu đáp Philipin sao Ngài?” (câu 730)
Ông bèn nói nhỏ bên tai:
“Chúng tôi được lệnh, đưa Ngài đến Phi.”
Ôi thôi thảm cảnh biệt ly,
Gia đ́nh ly tán, nào khi tương phùng!?
Mọi người mắt lệ rưng rưng,
Không ai tin nổi, tưởng chừng như mơ!
Tôi bèn hỏi Trưởng Phi Cơ:
“Bay về có thể bây giờ hay chăng?”
Viên Phi Công Trưởng đáp rằng:
“Chúng tôi có thể; đường băng (76) chốn nào, (câu 740)
----------------------------------------------------------------------------
(75) C 141 Starlifter là loại vận tải cơ của Không Quân Hoa Kỳ.
(76) Phi Trường nào?

 

Biên Ḥa, B́nh Thủy…  nơi nao,
Hai nơi, ông muốn chốn nào dừng chân?”
Tôi mừng, nước mắt trào dâng:
“Xin về B́nh Thủy, tạ ân t́nh Ngài.”
Phi cơ nghiêng cánh đảo line,
Quay về B́nh Thủy gấp hai thời giờ.
Ngồi thêm bốn tiếng bơ phờ,
Canh khuya hạ cánh đúng giờ mười hai.
Vào ga Tôi mượn phone line,
Nhờ Trung Tá Tư, cử ai giúp giùm. (câu 750)
V́ Tôi từ chốn miền Trung,
Bay ṿng sáu tiếng vừa ngừng nơi đây.
Ông cho người đón liền tay,
Đưa về nghỉ tạm, ở ngay văn pḥng.
Nhờ Binh dọn bữa đỡ ḷng,
Lương khô, thịt hộp, nước trong thả giàn.
Giờ th́ đă bớt gian nan,
Gia đ́nh tạm nghỉ b́nh an đêm trường.
Hôm sau mờ sáng tinh sương,
Tôi thời chuẩn bị lên đường về Dinh (77). (câu 760)
----------------------------------------------------------------------------
(77) Đơn Vị gốc của Tác Giả: Tổng Hành Dinh thuộc Bộ Tư Lệnh Không Quân/ VNCH.
 

Nhờ Trung Tá Tư nhiệt t́nh,
Đưa ra Bến Mới (78) đăng tŕnh Xe Ca.
Tiền lưng giữ được thiên ba (79),
Trả xong mười vé (80), thừa ra năm ngàn.
Xích lô, ăn uống… dọc đàng;
Gia tài c̣n lại, loàng xoàng ngh́n ba.
Chiều về gặp lại Mẹ Cha,
Chị em, con cháu… cả nhà hân hoan.
Mừng vui, nước mắt thành hàng…
Thành Đô đêm ấy xốn xang trùng phùng! (câu 770)
Trong ṿng hơn tháng (81) tạm dung,
Cha Tôi đi khắp các vùng mài dao.
Ai thương th́ trả thù lao,
C̣n không Cha vẫn liếc dao bén giùm.
Hàng ngày gạo kiếm vài thưng,
Tiền rau, thịt, cá đủ dùng lần qua.
Phần Tôi cảm thấy xót xa,
Đưa Cha di tản… sao mà thảm thương!?
Từ khi Tôi đến phi trường,
Tŕnh diện Đơn Vị, truy lương hai kỳ. (câu 780)
----------------------------------------------------------------------------
(78) Bến Xe Mới, gần lộ 20 Cần Thơ.
(79) 13,000$00
(80) Bao gồm 2 Hạ Sĩ Quan là Tr Sĩ Nguyễn văn Ngọc và Tr Sĩ Nguyễn Văn Phức; là thuộc cấp đi cùng với gia đ́nh Tác Giả.
(81) Từ ngày 30-03 => 12-05-1975.

 

Dành tiền sắm tách, mua ly,
Mua thêm b́nh thủy, phin th́ mười hai.
Ghế bàn dă chiến một vài,
Cà phê, vợ bán lai rai… khá nhiều.
Tiền thu, tạm đủ chi tiêu,
Trong ṿng một tháng đủ điều buồn vui!
Riêng Tôi công tác tới lui,
Lo phần di tản lui cui sáng chiều.
Con côi (82) mỗi lúc tăng nhiều,
Chuyến đầu, trăm đứa tiêu diêu Thiên Đàng. (câu 790)
Mười ngày, mười chuyến bay ngang,
Chương tŕnh “babylift” (82),  ba ngàn con hoang.
Một hôm Tôi thật bàng hoàng,
Khi viên Cảnh Sát, giao ban thầm th́:
“Việt Nam đang gặp hiểm nguy,
Tháng tư Mỹ rút, trước kỳ hai hai (83).”
Nhận tin Tôi báo tổng đài:
“Đồng Minh tháo chạy, hai hai tháng này.”
Hôm sau t́nh thế chuyển xoay,
Bắt đầu di tản cả ngày lẫn đêm. (câu 800)
----------------------------------------------------------------------------
(82) Di tản Con lai Mỹ theo Chương Tŕnh “Babylift”.
(83) Tin mật báo cho biết: Mỹ và những người Việt Nam liên hệ với Mỹ phải rời Việt Nam trước ngày 22-04-1975.

 

Ưu tiên gia quyến cấp trên,
Hạ quan cấp dưới, binh liền tiếp sau.
Gục đầu cảm thấy ḷng đau:
“Đồng Minh ác quá, bỏ nhau giữa đường!
Cộng Ḥa, đơn giữ Quê Hương,
Trong khi Việt Cộng có phường Nga Hoa?”
Sáng ngày hai tám (84) lên ca,
Nh́n chung, thấy đủ cả nhà cấp trên...  
Quay sang thượng cấp đứng bên,
Tôi chào rồi hỏi: “Chờ thêm sao Ngài?” (câu 810)
Ông bèn nói nhỏ bên tai:
“Em về kíp rước những ai gia đ́nh.
Hăy mau, tàu sắp khởi tŕnh,
Chậm chân sẽ gặp t́nh h́nh lâm nguy!”
Tôi tŕnh thượng cấp chỉ huy:
“Nhà tôi chưa thể ra đi lúc này,
V́ chưng vợ vắng, con bầy,
Mẹ Cha, chị, cháu chưa hay tin ǵ.”
Thưa rồi, Tôi lái xe đi,
Chu toàn nhiệm vụ tản di hằng ngày. (câu 820)
----------------------------------------------------------------------------
(84) 28-04-1975.
 

Chiều về cơm nước loay hoay,
Rồi chờ đón vợ... nên may thoát nàn!
Lẽ ra Tôi đă xương tan,
Thịt da lai láng máu loang không chừng?
V́ chiều bom nổ đ́ đùng,
Khu Tôi thường đến... Thành Trung (85) thả giàn.
Phi cơ vài chiếc banh tan,
Bởi ga chốn đó tàu đang bảo tŕ.
Chiến cơ, vận tải đến, đi...
Chuyên viên trang bị...  đôi khi cả ngày. (câu 830)
Trời thương Tôi gặp vận may,
Đă không có mặt chốn này (86) chiều hôm.
Sáng sau (87) di tản... nhiều hơn,
Suốt ngày tiếp nối, bôn chôn ḍng người.
Tiếp Liên (88) đông nghẹt... chao ơi,
Quân, dân hớt hải... khắp nơi phi trường.
Ngày càng hổn loạn khôn lường,
Người đi, kẻ ở khóc thương chia ĺa!
Chiều về pháo kích như lia...
Khắp nơi đây đó, suốt khuya không ngừng. (câu 840)
----------------------------------------------------------------------------
(85) Trung Úy Nguyễn Thành Trung là nội tuyến của VC.
(86) Khu vực Bảo Tŕ Phi Trường Tân Sơn Nhất.
(87) 29-04-1975.
(88) Trạm Tiếp Liên Tân Sơn Nhất.

 

Hàng ngàn trái pháo nổ tung,
Sân ga, binh trại...  ùn ùn khói loang.
Phần Tôi cảm thấy bàng hoàng,
Về khu David(89) lo toan gia đ́nh.
Suốt đêm tránh pháo ẩn ḿnh,
Trong khu Doanh Trại, lặng thinh đợi chờ...
Hôm sau(90) mới sáng tinh mơ,
Tôi vào Đơn Vị, đợi chờ lệnh trên.
Gặp trung tá Thức bên thềm,
Ông giao Tôi khẩu đại liên canh pḥng. (câu 850)
Tôi bồng ra ụ rêu phong,
Ụ này ngay cổng Văn Pḥng vào ra.
Đặt lên nơi lỗ châu hoa(91),
Mắt luôn quan sát kẻ ra người vào.
Cộng quân vẫn pháo ào ào,
Ḷng Tôi bối rối... làm sao ơ hờ?
Nơi Khu(89) vợ dại, con thơ,
Nằm im chịu pháo từng giờ tính sao?
Trong Tôi lo lắng nôn nao;
T́nh h́nh khẩn cấp, xử sao bây giờ? (câu 860)
----------------------------------------------------------------------------
(89) Khu David là nơi Phái Đoàn Bốn Bên (VNCH + Đồng Minh và VC + MTGPMN) ở trong thời gian đàm phán.
(90) 30-04-1975.
(91) C̣n gọi là lỗ châu mai hay hoa mai.

 

Nh́n quanh, Doanh Trại trống trơ,
Phi trường thất thủ...? Từng giờ hiểm nguy!!!
Tôi bèn quyết định thoát ly;
Giă từ Đơn Vị, chuyển di gia đ́nh.
Về pḥng, con cái khóc inh;
Lắng lo, run sợ t́nh h́nh pháo mưa.
Nhà Tôi, lẩm bẩm thân thưa:
“Anh ơi nguy qúa, sao chưa ra ngoài!?”
Thương nàng, Tôi ghé vào tai:
“Chờ Anh t́m cách ra ngoài nha Em. (câu 870)
Hon-da một chiếc cũ mèm,
Xe đạp một chiếc cũng mèm như Đa(91a)!
Làm sao chở hết cả nhà,
Gia đ́nh hơn chục, sao ra cùng thời?
Bây giờ phải cắt làm đôi,
Em và năm đứa; ra rồi đợi Anh.”
Honda Tôi phóng thật nhanh,
Chạy trong mưa pháo, tanh bành khắp nơi.
Đến “Lăng Cha Cả” (91b) kịp thời;
Thoát làn pháo kích long trời phía sau. (câu 880)
----------------------------------------------------------------------------
(91a) Xe Honda 67.
(91b)
"Lăng Cha Cả" là ngôi mộ của Đức Cha "Bá Đa Lộc" (tục gọi là "Cha Cả"), Tên thật của Ngài là Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine, sinh ngày 02 tháng 11 năm 1741, tại Origny-en-Thierache, Pháp Quốc. Mất năm 1799 ở Thị Nại trong trận vây thành Quy Nhơn. V́ được vua Gia Long trọng vọng, coi là "Giám Mục Thượng Sư", Ngài được đưa về an táng ở gần ngôi nhà cũ tỉnh Gia Định. Khu vực đó là khu Vườn Xoài, Tân Sơn Nhứt phía tây bắc Sài G̣n. Năm 1980, Nhà nước Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam ra lệnh giải tỏa, đến năm 1983, th́ việc cải táng hoàn tất. Di hài của Ngài được giao lại cho tổng lănh sự Pháp đưa về Pháp Quốc. Mấy nếp nhà cũ đă bị san bằng. Dấu tích c̣n lại là bùng binh (roundabout) lưu thông trên đường Hoàng Văn Thụ ngày nay.).

Phụ Bản 7

Lăng Cha Cả

Trước cổng Phi Trường Tân Sơn Nhất (Trước 30-04-1975)

(91b)"Lăng Cha Cả" là ngôi mộ của Đức Cha "Bá Đa Lộc" (tục gọi là "Cha Cả"), Tên thật của Ngài là Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine, sinh ngày 02 tháng 11 năm 1741, tại Origny-en-Thierache, Pháp Quốc. Mất năm 1799 ở Thị Nại trong trận vây thành Quy Nhơn. V́ được vua Gia Long trọng vọng, coi là "Giám Mục Thượng Sư", Ngài được đưa về an táng ở gần ngôi nhà cũ tỉnh Gia Định. Khu vực đó là khu Vườn Xoài, Tân Sơn Nhứt phía tây bắc Sài G̣n. Năm 1980, Nhà nước Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam ra lệnh giải tỏa, đến năm 1983, th́ việc cải táng hoàn tất. Di hài của Ngài được giao lại cho tổng lănh sự Pháp đưa về Pháp Quốc. Mấy nếp nhà cũ đă bị san bằng. Dấu tích c̣n lại là bùng binh (roundabout) lưu thông trên đường Hoàng Văn Thụ ngày nay  (Trước 30-04-1975 là đường Chi Lăng).

 

Tiếp theo Tôi phải vào mau,
Chở thêm bốn đứa ra sau an toàn.
Giờ Tôi tạm bớt kinh hoàng,
Sau khi thoát bóng hồn hoang tử thần!
Nhưng rồi vẫn thấy phân vân...
T́nh h́nh Đất Nước xoay vần rao sao?
“Thủ Đô Ḥn Ngọc” (*) thế nào,
Dân. Quân. Cán, Chính… làm sao chống thù!?
Trong ḷng trăm nỗi ưu tư...
Thủ Đô thất thủ, Cộng thù đoạt chăng? (câu 890)
Trưa về, đầu óc thẳng căng,
Dơi theo t́nh thế...  qua băng tần đài.
T́nh h́nh quá đỗi bi ai;
Quân thù đă lấy được đài phát thanh!
Tiếp theo tiến chiếm các Thành;
Luôn Dinh Độc Lập, xóa danh Cộng Ḥa!
Phố phường khắp chốn tiếng loa:
“Hoan hô Giải Phóng”...  Thế là đă xong!!!
Trước nhà một gă, long tong...
Cầm cờ “Giải Phóng” chạy ṿng khắp nơi. (câu 900)
----------------------------------------------------------------------------

(*) Sài G̣n được mệnh danh là “Ḥn Ngọc Viễn Đông”. Nơi đây chính là Thủ Đô của Việt Nam Cộng Ḥa.

 

Thân Tôi, người vă mồ hôi,
Khi nghe Tổng Thống: “Chúng tôi đầu hàng!”
Dân, Quân… ai cũng bàng hoàng;
Rồi đây Đất Nước tan hoang mọi bề!!!???
Một ngày dằng dặc, lê thê;
Vẫn nghe tiếng súng… bên lề thời gian!
Chao ơi, t́nh thế bẽ bàng,
Sao Dương Tổng Thống đầu hàng, hại dân!?
Ngoài đường, vẳng tiếng khóc ngân...
Trong nhà nức nở...  muôn phần nhói đau! (câu 910)
Phần Tôi, cất bước lên lầu,
Quăng ḿnh trên ghế, héo sầu tâm can.
Giờ cơm chả muốn xuống ăn,
Nằm im trong cơi ly tan thế trần!!!
Cha Tôi khẽ hỏi ngại ngần:
“Con ơi nguy quá, ẩn thân nơi nào!?
Ngoài nhà, khắp xóm xôn xao…
Cộng quân xông xáo, ào ào khắp nơi.
Hoan hô, đả đảo vang trời,
Lời kêu tŕnh diện… long trời tiếng loa! (câu 920)
----------------------------------------------------------------------------

 

Từng đoàn lục lạo mọi nhà,
Phường trên, xóm dưới… như là Mậu Thân!!!”
Thương Cha, Tôi khẽ phân trần:
“T́nh h́nh như thế, ẩn thân nơi nào?
Giờ này, con biết làm sao,
Xung quanh “Nội Gián”; ồn ào lập công.
Để rồi con liệu…sẽ xong,
Xin Cha b́nh tĩnh, trong pḥng đừng ra!”
Thế rồi, Tôi gọi cả nhà,
Lên lầu nói nhỏ: “Chớ la khóc hoài. (câu 930)
Bên ngoài, tường vách có tai...
Than hoài, khóc măi; nào ai thương ḿnh!?
“Quân Thù”, từng phút chực ŕnh:
“Bắt lầm hơn sót.” Vậy ḿnh phải khôn.
Trước tiên, ta phải ôn tồn,
Lựa lời giao tiếp, vă vồn như xưa.
Ngoài đường gặp gỡ chào thưa,
Trong nhà mở cửa, rèm thưa chuyện tṛ.
Tránh tai, tránh mắt ṭ ṃ...
Vào ra vẫn cứ tự do...  ngày nào.” (câu 940)
----------------------------------------------------------------------------

 

Áo quần, thể nét thanh tao,
Lời ăn tiếng nói; rót vào tâm linh!
Bây chừ ḿnh phải tự tin,
T́m phương để sống, như tinh lạc bầy.
Cho nên; phải đốt đôi giày,
Quân trang, túi xách, thẻ bài, balô.
Thẻ lương, cùng với giấy tờ…
Liên quan đến lính; pḥng hờ lùng truy.”
Cha Tôi hiểu ư liền đi;
Góp gom mọi thứ; hủy phi trong ḷ. (câu 950)
Hôm sau(92) răo phố c̣ ṛ,
Mài dao khắp xóm, ḷ ḍ lắng nghe.
Trưa về Cha kể tỉ tê:
“Quân Nhân, Viên Chức… tụ về Tây Ba(93).
Tŕnh diện với một ông cha,
H́nh như ông ấy là cha Khắc Từ(94).
Tŕnh rồi, không bị đi tù,
Được trao “Chứng Nhận”, êm ru về nhà.”
Nghe rồi, Tôi cũng lân la...
Đi qua khắp xóm Tây Ba xem chừng. (câu 960)
----------------------------------------------------------------------------
(92) 01-05-75.
(93) Phường Tây Ba, Quận Tân B́nh, Sài G̣n.
(94) LM. Phan Khắc Từ, thuộc Ủy Ban Quân Quản SG.


 

Nh́n chung, ai cũng vui mừng,
“Ủy Ban Quân Quản”; bao dung, dễ dàng!?
Phần Tôi có chút nghi nan;
Làm sao có thể b́nh an sau này!?
Bởi trong nghề nghiệp cho hay;
Gặp khi đông quá, cách này tạm thi!
Đêm về Tôi lặng nghĩ suy;
Nên chăng; Ḿnh cũng cứ đi tŕnh liều!?
Suy hơn, tính thiệt trăm điều…
Mồng hai(95), Tôi cũng tŕnh liều một phen. (câu 970)
Mọi sự phó thác Bề Trên (*)
Sinh nghề tử nghiệp, là nên lúc này.
Khi cầm “Chứng Nhận…” trong tay,
Tôi bèn nghĩ đến tháng ngày hồi Quê.
Có chăng êm thắm mọi bề,
Hay lâm nguy khốn, thảm thê trong tù!?
Tối ngồi trầm lặng suy tư…
Tính toan, toan tính… Tôi chừ tính sao?
Nên về hay ở, cách nào,
Hỏi Cha, hỏi vợ; làm sao bây giờ? (câu 980)
----------------------------------------------------------------------------
(95) 02-05-1975)
(*) Phó mặc Thánh Ư Thiên Chúa.

 

Hôm sau(96) mới sáng tinh mơ,
Tôi mời bàn thảo hằng giờ tính phương.
Nếu về, chấp nhận bi thương!
Ở đây, Thành Phố; phải đương thế nào?
Ăn nhờ, ở đậu…tính sao,
“Thông Gia” có giúp, phần nào mà thôi.
Bàn qua, thảo lại một hồi,
Cha Tôi góp ư: “Con ơi ta về.
Cam Ranh mới chính là Quê,
Rẫy nương, nhà cửa đề huề c̣n nguyên. (câu 990)
Ở đây không nhà, gạo tiền,
Giao thời; ắt hẳn lắm phiền, lụy mang!”
Nghe Cha phân tích mọi đàng,
Tôi bèn quyết định cùng mang nhau về.
Thời gian c̣n lại, làm thuê…
Kiếm thêm chút đỉnh tiền xe, ăn đường.
Nơi đây lắm cảnh nhiễu nhương...
Quê nhà, “Quân Quản” có thương dân lành?
T́nh h́nh có ổn hay chăng?
Nếu không th́ sẽ khó khăn khôn lường! (câu 1000)
----------------------------------------------------------------------------
(96) 03-05-1975.
 

Mồng mười(97) quảy bị lên đường,
Cả nhà mười tám, đa vương gánh gồng.
Xe Ca vận tải... chất chồng,
Người người chen lấn, đèo ḅng hồi Quê.
Dọc đường lắm cảnh gớm ghê,
Đường loang, cầu đổ, bên lề xác ma.
Nơi nào hơi cũng thối tha,
Đêm đen lấp loáng như là “Ma Trơi”!
Xe ḅ...  từng đoạn lơm lồi,
Tăng bo qua suối, khắp nơi ổ gà...  (câu 1010)
Cha Tôi tuy tuổi đă già,
Nhưng thường cáng đáng đi qua suối, cầu.
Một ngày ṛng ră... quá lâu;
Gần hai bốn tiếng(97), d́u nhau tới nhà!
Vừa về, chưa dám đi xa,
Tạm thời, luẩn quẩn vườn nhà mà thôi.
Hôm sau, sức khoẻ phục hồi,
Tôi liều dạo phố khắp nơi xem chừng.
Toàn người buôn gánh, bán bưng,
Mắt luôn dáo dác, tránh từng dân quân. (câu 1020)
----------------------------------------------------------------------------
(97) Thời đó, từ Sài G̣n về Cam Ranh, đường quốc lộ rất xấu; dọc đường có rất nhiều ổ gà và mô đất do VC đắp lên cũng như nhiều cầu cống bị VC phá hủy. Nhiều đoạn phải xuống xe đi bộ và tăng bo qua cầu. V́ thế, Gia đ́nh Tác Giả khởi hành từ sáng ngày 10-05 tại SG. Nhưng măi tới khuya ngày 11-05-1975 mới về tới Cam Ranh.
 

Trưa về Tôi măi lần thần;
Đi qua Thôn, Xă...  dần dần ḍ la?
Các Phường văng vẳng tiếng loa:
“Ngụy Quân, Viên Chức Cộng Hoà hăy nghe.
Những ai vừa mới trở về;
Phải ra tŕnh diện nơi Quê của ḿnh.”
Về nhà suy tính lặng thinh,
Cha Tôi khẻ hỏi: “T́nh h́nh sao con?”
Giờ th́ Tôi mới hoàn hồn:
“Thưa Cha, con phải ra Đồn tŕnh thôi.” (câu 1030)
Hàng trang con đă sẵn rồi,
Kèm theo “Chứng Nhận”(98)... với lời Tây Ba.
Mười ngày lao cải… chóng qua,
Nhờ Cha lo giúp việc nhà giùm con!”
Sáng sau(*) Tôi mới ra Đồn,
Gặp viên Quân Quản ôn tồn hỏi han:
“Chắc anh là người ở làng,
Sao nay mới đến Ủy Ban khai tŕnh?”
Tôi liền kể rơ sự t́nh,
Sài G̣n, Tôi đă khai tŕnh Tây Ba. (câu 1040)
----------------------------------------------------------------------------
(98) Giấy Chứng Nhận tŕnh diện Ủy Ban Quân Quản Phựng Tây Ba SG, do Lm Phan Khắc Từ kư nhận.
(*) 12-05-1975.

 

Liền tay, “Chứng Nhận”(98) đưa ra,
Anh chàng “Quân Quản” xem qua bảo rằng:
“Anh về chuẩn bị áo chăn,
Thêm năm kư gạo để ăn mười ngày.
Và rồi trở lại đây ngay,
Đi học với toán người này kẻo trưa.”
Tôi về, gặp vợ thân thưa:
“Anh ơi, “Quân Quản” có đưa đi tù?
Trong nhà chẳng có một xu,
Lấy đâu tiền thuốc khi tù hả Anh?” (câu 1050)
Nh́n nàng nước mắt long lanh,
Tôi bèn an ủi: “Chờ Anh chóng về.
Mười ngày, một thoáng cơn mê…
Ở nhà Em nhớ trọn bề dâu con!”
Gặp Cha Tôi khẽ ôn tồn:
“Con đi Cha nhé, mười hôm vắng nhà.
Nơi con học tập không xa,
Chỉ là “Nghiă Phú”, Mỹ Ca đi vào.
T́nh h́nh có lẽ không sao,
Ở nhà có chuyện, tin vào con hay!” (câu 1060)
----------------------------------------------------------------------------

 

Mẹ Tôi lo lắng nắm tay,
Lưng tṛng…  như muốn tỏ bày điều chi.
Tôi liền hỏi Mẹ: “Có ǵ,
Sao Mẹ lại khóc, sầu bi thế này!?”
Mẹ liền thỏ thẻ bên tai:
“Sao Mẹ lo quá, hổm rầy quá lo!
Con ơi, Mẹ muốn dặn ḍ;
Giữ ǵn sức khoẻ, đừng lo ở nhà.
Con đi...  Mẹ thấy xót xa,
Liệu con có sớm về nhà hay không!?” (câu 1070)
Thế rồi Tôi bước vào pḥng,
Lấy ra túi xách, để giong ra Đồn.
Trước giờ tạm biệt Tôi hôn,
Bầy con sáu đứa, mà hồn như ngây!
Ghé sang gởi vợ nụ đầy,
Ḷng dâng thổn thức… như say ân t́nh!
Nh́n vợ bé bỏng xinh xinh,
Rồi đây hôm sớm một ḿnh lo toan.
Trong Tôi cảm thấy bất an,
Nhưng rồi cố nén, ngăn hàng châu rơi! (câu 1080)
----------------------------------------------------------------------------

Quay qua, gặp Chị (*) mở lời:
“Em đi khỏe nhé, ru hời có Ta.
Bầy con của Cậu ở nhà,
Có Cha, có Mẹ, có Ta giúp giùm.
Em cần giữ sức lao lung,
Đừng lo suy nghĩ lung tung vướng sầu!”
Nghe Chị chia sẻ đôi câu,
Ḷng Tôi vơi bớt chút sầu chia ly!
Ngậm ngùi; trở gót Tôi đi,
Đến nơi, “Quân Quản” tức th́ điểm danh. (câu 1090)
Ḍng người lớp lớp chấp hành,
Hai hàng tiếp nối, nghe danh lên đường.
Từ đây, giă biệt phố phường,
Đi vào kiếp sống bi thương lao tù!
Hàng ngàn tráng sĩ, thất phu,
Cùng chung số phận ngục tù như nhau.
Chiều buông lán trại thảm sầu,
Nơi đây Nghĩa Phú(99), phủ mầu trầm luân!
Chỗ nằm chỉ bốn mươi phân,
Người nêm như mắm, ở trần không đang. (câu 1100)
----------------------------------------------------------------------------
(99) Nghiă Phú là “Trại Cải Tạo”(Trại giam) dă chiến thuộc Huyện Cam Ranh, Khánh Ḥa; chứa khoảng 1200 người chờ thanh lọc. Không có vách, không ngăn pḥng, sàn nằm bằng cây rừng... Trại Viên nằm chen chúc bên nhau như cá mắm.

(*) Chị gái Trịnh Thị Vần.

 

Giường là manh chiếu gỗ sàn,
Xung quanh không vách, gió lang thang lùa!
Cơm th́ hơn chén, với dưa…
Cải xanh chưa ngấu, lưỡi tưa cay xè!
Thâu đêm học tập “Mác-Lê”(*),
Tinh sương một vắt(100), lê mê leo rừng.
Tối về củi nhánh trên lưng,
Ba mươi cây số, đường rừng lết lê!
Ăn xong lại học “Mác-Lê”…
Tháng ngày điệp khúc,“MácLê” thê hăi hùng! (c
âu 1110)
Trải dài ngày, tháng… lao lung,
Thân xương, da xám đen hun tượng đồng.
Phải đâu mười bữa… báo thông,
Mà là mút chỉ, khó trông ngày về.
Giờ này Cha Mẹ nơi quê;
Vợ hiền, con dại hẳn tê tái ḷng!?
Tự nhiên, nước mắt lưng tṛng,
Chảy dài như xoáy cuộn ḍng khổ đau.
Trong Tôi sóng cả bể dâu,
Buồn dâng chót đỉnh canh thâu đêm trường! (câu 1120)
----------------------------------------------------------------------------
(*) Thuyết Karl Marx-Vladimir Lenin
(100) Cơm nắm.


Tôi giờ sao thấy nhớ thương,
Người vợ bé bỏng, đa vương tảo tần.
Cha Tôi giờ hẳn bần thần,
Lắng lo, lo lắng trăm phần về Tôi!
V́ chưng đă sáu tháng rồi,
Thăm nuôi chẳng có, tin thời cũng không.
Một hôm nghe tiếng loa thông;
Thân nhân thăm viếng, nhưng không biết giờ.
Ḷng Tôi khấp khởi đợi chờ...
Được ôm “Thê Tử”, ngây thơ ngày nào. (câu 1130)
Đám đông nôn nóng, nhôn nhao,
Nhấp nhô chen lấn, người nào vợ Tôi?
Rảo quanh, nháo nhác liên hồi,
Mà sao chẳng thấy, ḷng Tôi lịm buồn!
Từ xa, thiếu phụ ôm con,
Hớt hơ hớt hải...  lon xon t́m người.
Tôi liền chạy tới mở lời:
“Phải Em không hả? Em ơi... kiếm hoài! ”
Nàng mừng như thể hụt hơi;
Hổn ha hổn hển, hôn Tôi...  lệ trào! (câu 1140)
----------------------------------------------------------------------------

 

Lặng im; không nói câu nào,
Ôm Tôi một đỗi, thều thào: “Anh ơi...!”
Gặp nhau...  chỉ ngỏ một lời,
Ṿng tay âu yếm, lệ rơi thành ḍng.
Thương nàng nước mắt lưng tṛng,
Tôi hôn mái tóc nhớ mong tương phùng!
Nh́n con, mắt lệ rưng rưng...
Ôm chầm thằng bé(101), tưởng chừng như mơ!
Giờ nàng mới hỏi bâng quơ:
“Em như hơi giống nàng khờ phải không? (câu 1150)
T́m chồng cứ chạy lông bông,
Nhớn nha nhớn nhác, nhận không ra Người.
Nếu Anh không đến mở lời,
Th́ Em như đă hết thời gặp Anh!”
Nh́n nàng dáng dấp thanh thanh,
Xanh xao, gầy yếu mong manh áo sồng.
Trong Tôi; lịm phút chạnh ḷng,
Thương người vợ dại phai hồng...  t́nh chung!
“Em ơi, ngày tháng nhớ nhung,
Thân xương bọc nắng...  h́nh dung đổi mầu! (câu 1160)
----------------------------------------------------------------------------
(101) Trịnh hoàng Chính, con trai thứ 6 của Tác Giả.
 

Nên Ta mới khó nhận nhau.
Phải đâu hờ hững mà đau đớn ḷng!?”
Gặp nàng, vơi bớt nhớ mong,
Giờ Tôi mới hỏi ḷng ṿng nơi Quê:
“Mẹ Cha, có được yên bề,
Bầy con, Chị, cháu ở Quê thế nào?
Các em, Nội, Ngoại ra sao,
Rẫy nương, cuộc sống, thế nào hả Em?”
Bổng nàng ngước mắt nh́n lên:
“Mẹ Cha, con cháu, chị em b́nh thường. (câu 1170)
Có điều cuộc sống bi thương,
Cha già tối sớm rẫy nương hao gầy.
Bầy con, thường phải ăn chay,(102)
Áo chăn tơi tả, tháng ngày thiếu cơm.
Riêng Em, vàn nỗi cô đơn,
Pḥng loan khuya sớm, u buồn vắng tanh!
Nhiều đêm; thức đủ năm canh,
Nguồn ân bể ái; thiếu Anh...  lạnh lùng!”
Nghe nàng kể lể khốn cùng...
Ḷng Tôi bối rối tưởng chừng nát tan! (câu 1180)
----------------------------------------------------------------------------
(102 Thường không có thức ăn ngoài muối mè.
 

Trăng lên tới đỉnh trăng tàn,
Trùng phùng rồi lại ly tan xa ĺa.
Một giờ gặp gỡ sẻ chia,
Chỉ trong thoáng chốc… phải ĺa ly tan.
Chia tay trong nỗi bàng hoàng,
Nụ hôn giă biệt
; lại đa mang sầu!
Chiều nghiêng vạt nắng, nhớ nhau.
Tiếc thương sải lán, làu bàu thâu khuya.
Tinh sương, cơm muối nữa vùa(103),
Theo ḍng bạc mệnh, lại lùa “Lên Vương(104)!”(c1190)
Trời ơi! Bác, Đảng vô lương;
Bàn tay sắt máu, bi thương kiếp tù!
Ngày đêm đày chốn hoang vu,
Rừng thiêng nước độc, vi vu muỗi, ṃng.
Trăm ngàn Quân, Cán long đong,
Thân tàn ma dại theo ḍng thời gian!
Than ôi! Thảm cảnh kinh hoàng;
Dương-Minh Tổng Thống; đầu hàng, sa cơ…
Đành cam trao hết Cơ Đồ;
Vào tay Việt Cộng vong nô giặc Tàu! (câu 1200)
----------------------------------------------------------------------------
(103) cái bát làm bằng sọ dừa.
(104) Lên Vương: Là h́nh phạt tử h́nh quái ác của CSVN. Nhốt tù nhân cô lập trên một cái cḥi, không cho ăn cơm và phải ăn gạo sống... cho tới khi đi tiêu ra cứt c̣, rồi chết dần v́ đói …được tác giả Đào Văn B́nh ghi lại trong cuốn “Trại Giam Đầm Đùn” hay “Trại Đầm Đùn” cách nay trên 40 năm.

 

“Hùng Binh” thất thế, quặn đau;
Thương cho Dân Tộc khổ sầu, lụy mang!
Giang Sơn gấm vóc điêu tàn,
Rừng Vàng, Biển Bạc; ngoại bang xéo giày!
Trải dài năm tháng tù đày,
Thâm tâm vẫn ngóng có ngày hồi hương.
Một hôm mới sáng tinh sương,
Bỗng Tôi được lệnh về phường Ḥa-Do.
Trong ḷng có chút âu lo;
Nhưng khi tin đến: Tạm cho về nhà. (câu 1210)
Kèm theo với “Lệnh Tạm Tha”(105),
Do Phường quản chế, thêm ba năm trường.
Tôi về sống với rẫy nương...
Cùng Cha vun xới mảnh vườn hoang sơ.
Hằng ngày trước buổi tinh mơ,
Tôi đà quảy nước...  đón chờ b́nh minh.
Tưới cho rau muống tươi xinh,
Mặc cho thân xác đẵm ḿnh trong sương!
Miễn sao lo đủ muối tương,
Gạo châu củi quế, chút đường, cà phê. (câu 1220)
----------------------------------------------------------------------------
(105) “Lệnh Tạm Tha” chỉ là một tờ giấy lộn, v́ CSVN có thể bắt bỏ tù trở lại bất cứ lúc nào.
 

Hai năm vui sống yên bề,
Gia đ́nh đoàn tụ, đề huề áo cơm.
V́ thương, Chúa đă ban ơn;
Cho Tôi quên bớt tủi hờn...! B́nh yên!
Hân hoan đón bé Hoàng Quyên;(106)
Vào đời hương sắc, tinh tuyền thơ nhi.
Từ đây thôi sống cách ly,
Không c̣n đơn lẻ; sầu bi lưng triền!
Ban ngày, lao tác chăm chuyên,
Chiều về, vui thú điền viên rượu, trà. (câu 1230)
Canh khuya, chấp bút thơ ca;
Ư t́nh thanh thoát, chan ḥa hương thi!
Sắt cầm như thuở xuân th́,
T́nh nồng da diết khác chi tuổi hồng.
Hàn vi...  nhưng sống thong dong,
Tâm hồn thanh thản
theo ḍng thời gian!
Vui đời xuống biển, lên ngàn;
Cho tươi cuộc sống, yên hàn vi tiên.
Thời gian dần bớt ưu phiền;
Giao ḥa “T́nh Nước”… mọi miền xóm thôn. (câu 1240)
----------------------------------------------------------------------------
(106) Trịnh Thị Hoàng Quyên sinh ngày 21-10-1977, thứ Sáu 09-09 năm Đinh Tỵ.
 

Đến năm bảy chín (1979) dập dồn,
Bị đày “Kinh Tế”(107) , xác hồn ngẩn ngơ!
Trong Tôi như thể thẫn thờ,
“Kinh: e (sợ), Tế: chạy...!” Bây giờ tính sao?
Tuân theo hay trốn, cách nào;
Con thơ, vợ dại... làm sao bây giờ!?
Đêm về toan tính cuộc cờ,
Nên đi hay tháo (chạy), đôi bờ gian nan.
Ḥa Nguyên, gió chướng non ngàn,
Rừng thiêng nước độc, muôn vàn hiểm nguy! (câu 1250)
Suy rồi Tôi quyết không đi(*)...
Sắp sanh khăn gói… tạm ly gia đ́nh.
Nhằm đêm Phường, Khóm mít tinh,
Giă từ “Mái Ấm”, một ḿnh đi Nam.
Trước khi cất bước lên đàng;
Tôi căn dặn vợ; khôn ngoan đối đầu:
“Khóm Phường nếu hỏi Anh đâu?
Thời Em nhỏ nhẹ; âu sầu tỉ tê:
Từ khi lâm bệnh nhiêu khê,
“Nhà Tôi”, anh ấy như mê mẫn hoài. (câu 1260)
----------------------------------------------------------------------------
(107) Chính sách “Kinh Tế Mới” của Cộng Sản VN chẳng qua chỉ là một h́nh thức bỏ tù trá h́nh tất cả thành phần Quân Cán Chính VNCH và gia đ́nh nơi những Trại Tù Giam (Khu Kinh Tế Mới) rộng lớn hơn trên khắp Ba Miền VN mà thôi.
(*) Đi Kinh Tế Mới)

 

Thầy lang, bác sĩ bó tay;
Căn gan di chứng; trị hoài không thuyên.
Gia đ́nh túng thiếu bạc tiền,
Nhà thương lại chỉ ưu tiên(108) Đảng, Đoàn.
Tôi đang trăn trở lo toan,
Sài G̣n chốn đó, anh đang thế nào?
Rồi đây biết tính làm sao;
Tôi đi “Kinh Tế”, ai vào thăm anh?
Bầy con bảy đứa ốm xanh,
Thân tôi gầy yếu cầm canh thế nào; (câu 1270)
Phá rừng, dựng trại làm sao,
Người đâu; sớm tối dựa vào nương thân?”
Dặn rồi Tôi khẽ ân cần:
“Mẹ con ở lại nương thân gia đ́nh.
Có Cha có Mẹ chúng ḿnh,
Có em, có chị nghĩa t́nh giúp cho.
Anh đi… Em chớ có lo;
Đến nơi, Anh sẽ tin cho sự t́nh.
Ở nhà Em hăy vững tin;
Anh đi dù chỉ một ḿnh, không sao! (câu 1280)
----------------------------------------------------------------------------
(108) Sau ngày 30-04-1975; các bệnh viện, trường học chỉ ưu tiên dành riêng cho thành phần đảng viên Cộng sản và gia đ́nh họ; cũng như thành phần tay sai mà thôi
.
 

Tương lai, chưa biết ngày nào;
Chúng Ḿnh lại gặp; xôn xao vui mừng.”
Nói xong, quảy xách trên lưng,
Nửa ṿng quay gót; tưởng chừng biệt ly!
Ngậm ngùi từ giă Tôi đi,
Ngoảnh nh́n vợ dại, sầu bi vô lường!
Canh khuya, một bóng lên đường,
Xe lê chín tiếng, đến phường “Bốn Nai.”(109)
Nắng trưa giờ điểm mười hai,
Mùi hương Trà Cổ(109) khó phai trong đời; (câu 1290)
Ḿ tinh khắp chốn hong phơi,
Bă thời mọi nẻo... chao ơi hôi ŕnh!
Giờ th́ Ḿnh lại hỏi Ḿnh,
Nơi đâu là chốn nghĩa t́nh nương thân?
Sơn Mai,(110) không có ở gần,
Giang Điền xa lắc; chồn chân bộ hành.
Nơi đây, ḍng họ có anh:
Phượng Mùi(111) là chỗ nên dành tạm dung.
Sớm mai Ta sẽ thăm vùng;
Trăng Bom, Cây Gáo; giữa chừng Gia Tôn? (câu 1300)
----------------------------------------------------------------------------
(109) Xă Hố Nai 4 (Xứ Trà Cổ 2), nơi sản xuất bột ḿ tinh Ấn Độ. Nước thải và bả ḿ lâu ngày đọng lại rất hôi thối.
(110) Vợ chồng người em gái của Tác Giả: Hà Văn Sơn&Trịnh Thị Mai.
(111) Anh chị họ của Tác giả.

 

Nơi nao thích hợp điền thôn;
Thời Ta sẽ tậu đất chôn cuộc đời!
Hôm sau cất bước rong chơi,
Đường rừng xứ Trăng, lơm lồi đá ong.
Ḷng ṿng khắp chốn queo cong,
Măi chiều nắng xế gặp ông “Khu Bầu”.
Ông bèn hỏi nhỏ: “Đi đâu;
Nơi đây hết thảy thuộc “Bầu”(112) tôi coi?”
Tôi bèn nhỏ nhẹ trả lời:
“Tôi đi kiếm sống ở nơi vùng này. (câu 1310)
Phải chăng Khu Trưởng có hay;
Có ai bán đất, sang tay chỉ giùm?”
Ông liền khẽ mách một vùng:
“Nương khô, ruộng cạn, um tùm Muống leo.
Cạnh bên ḍng nước trong veo,
Sông xanh lắm cá, dưới Bèo tép tôm.”
Mách rồi dẫn đến Trưởng Thôn:
“Này ông khách muốn chân chôn nơi này.
Anh ta mong có ruộng cày,
Rẫy nương trồng đậu(113), văi bày lúa, ngô. (câu 1320)
----------------------------------------------------------------------------
(112) Một số Địa Danh khu vực thuộc vùng Long Khánh trở vào đến Trảng Bom, Hố Nai...  được gọi là “Bầu”; như: Bầu Cối, Bầu Cá, Bầu Gia Tôn.v.v... Tác Giả không rơ nguyên nhân tại sao?
(113) Củ khoai ḿ. Khoai ḿ có nhiều loại: Ḿ g̣n, thời gian thu hoạch 6 tháng, củ bùi và thơm ngon. Ḿ ba tháng, củ thường không bùi, hơi dẽo, có thể cứu đói sớm. Ḿ Ấn Độ, phải đủ 12 tháng mới ăn được. Nếu ăn non, người và súc vật như trâu ḅ có thể bị say chết. Loại ḿ Ấn Độ có rất nhiều tinh bột, thường gọi là bột lọc dùng làm bún, miến, bánh tráng, bột báng, vo tṛn hay cắt thành sợi đề nấu chè... Bột lọc ḿ Ấn Độ khác với bột lọc làm từ khoai dong đỏ (lá xẩm tiá) hay khoai dong tây (củ màu trắng đục). Loại này thường dùng để làm miến, hay hủ tíu (như hủ tíu Nam Vang chẳng hạn). Sợi trong và dai, ăn rất ngon.
(113) Các loại đậu như: Đậu Nành, Đậu Xanh, Đậu Đỏ, Đậu Ván, Đậu Đũa...

 

Nhờ ông có thể giúp cho;
Anh ta mua lại rẫy g̣ bên sông?”
Ông Thôn nghe kể... cảm thông,
Bán Tôi khu đất bên ḍng sông xanh.
Địa bàn hai mẫu ṿng quanh,
Có nương, có ruộng, Muống xanh tứ thời.
Gia Tôn(114) nay chính là nơi,
Ruộng nương hai lượng, Tôi phơi đời trần!
Sông Trầu(115) là chốn dung thân,
Cá tôm, Chem Chép,(116) góp phần hồi sinh! (câu 1330)
Yên cư, Tôi gởi gia đ́nh;
Tin vui v́ đă an b́nh đến nơi:
“Ruộng nương, Anh đă tậu rồi,
Có ngô, có lúa, thêm thời ruộng rau.
Đậu Nành, khoai, sắn (củ ḿ) xanh màu.
Vài ba tháng nữa bội thâu no ḷng.”
Thư đi, những ngóng cùng trông;
Hiền thê phúc đáp… chờ mong tương phùng.
Trải hơn một tháng nhớ nhung,
Dáng nàng thấp thoáng hương lừng trong mơ! (câu 1340)
----------------------------------------------------------------------------
(114) Bầu Gia Tôn (gần khu vực Ngă Ba Cây Gáo), thuôc Chiến Khu Đ do VC kiểm soát thời Chiến Tranh Việt Nam trước 30-04-1975.
(115) Sông Trầu (Bầu Gia Tôn) thuộc vùng Chiến Khu Đ do VC kiểm soát, rất nhiều hố bom B52. Phía dưới gọi là Sông Lạnh; chảy ra sông Đồng Nai. Con sông này có rất nhiều loại cá nước ngọt, tôm tép, chem chép và rau muống nước th́ vô vàn. bồng bềnh trên mặt sông. Ăn mệt nghỉ.
(116) Chem Chép nước ngọt h́nh dạng giông giống h́nh bầu dục. Vỏ màu trắng đục hay xạm đen. Thịt hơi dai, rất ngon và béo.Có rất nhiều ở dưới đáy sông nơi có bùn, hay dưới các kẹt đá.

 

Đêm khuya canh cánh từng giờ,
Mỏi mong hội ngộ ven bờ môi hôn.
Yêu con, nhung nhớ ngập hồn,
Thương Cha nhớ Mẹ, sớm hôm thẫn thờ.
Sông Trầu, một bóng bơ vơ,
Ngày đêm, sớm tối trông chờ người thân.
Tháng ngày lao tác ḿnh trần,
Đơn côi một bóng, châu thân ră rời.
Đêm về tiếng Quốc ỉ ôi,
Khóc thương cho kiếp nổi trôi bưng biền(117). (câu 1350)
Nghe tin Cha vội vào liền,
Dẫn theo bầy cháu, Dâu hiền(118) đi Nam.
Trên đường, xe tải ngỗn ngang;
Len chân đứng dựa, dọc hàng thành xe.
Trắng đêm chen chúc ê chề,
Dừng chân xứ Trăng, thẳng về Bầu Tôn.
Vào cḥi, ai nấy hoàn hồn,
Một đêm đằng đẵng… bôn chôn từng giờ.
Cha già, vợ dại, con thơ,
Đă qua giây phút thẫn thờ lo toan. (câu 1360)
----------------------------------------------------------------------------
(117) Bầu Gia Tôn, Sông Trầu, Trăng Bom là một trong những bưng biền, mật khu thuộc chiến khu Đ của Mặt Trận GPMN (ra đời 20-12-1960), đầy dẫy những hố bom B52.
(118) Hiền thê và các con của Tác Giả.

 

Chiều về,  “Mái Ấm” hân hoan,
Cơm rau Chem Chép, phụng loan trùng phùng.
Cha tôi khấp khởi vui mừng,
Bầy con no thỏa tưng bừng reo vui!
Riêng Nàng có chút ngậm ngùi;
Dường như nhớ cảnh dập vùi(119) nơi quê.
Thương Nàng tôi khẽ vỗ về:
“Hăy quên quá khứ ê chề thương đau.
Từ đây Ḿnh lại có nhau,
Sớm hôm chia sẻ cơm rau đượm t́nh.” (câu 1370)
Nàng bèn nhỏ nhẹ phân minh:
“Quên sao Anh hỡi, “Hồ Tinh” quỷ thần.
Khóm, Phường toàn bọn bất nhân,
Công An, Du Kích...  rần-rần kéo lôi(119).
Nhà Ḿnh chúng phá sạch rồi,
Chỉ c̣n cái bếp, ngũ ngồi vài vuông.
Anh xem cái lũ bất lương,
Phá nhà, cướp đất sao thương cho đành.
Đảng Hồ, một bọn lưu manh,
Bắt Em theo chúng phát canh bưng biền. (câu 1380)
----------------------------------------------------------------------------
(119) Bị Công An, Du Kích mời đi mời lại, hạch hỏi đủ điều... rồi họ cho người đến giật sập nhà, bắt buộc phải lên xe đi kinh tế mới.
 

Mật khu kính tế Ḥa Nguyên,(120)
Sơn lam chướng khí, vẹn tuyền sao Anh?
Làm sao có thể chấp hành,
Cách nào để sống...  thiếu Anh bên đời!?”
Nghe Nàng kể lể một hồi,
Ḷng tôi se lại; chao ôi t́nh người!
Đảng, Đoàn...  một lũ Đười Ươi,
Ác tâm dă thú, lốt người rừng hoang.
Phá tan phố thị, xóm làng,
Triệt tiêu Tôn Giáo, lời vàng ngàn xưa. (câu 1390)
Cùng nhau ăn cướp Đền, Chùa;
Nhà Thờ, Thánh Thất, chẳng chừa Miếu thiêng.
Đua xây kho lẫm khắp miền;
Trung tâm du hí gom tiền chia nhau.
Mặc cho dân chúng khổ đau,
Mất nhà, mất của...  ôm nhau lên rừng!
Gạo châu, không có một thưng,
Bo bo, sắn mốc... cầm chừng tháng năm!
“Kinh” ơi, “Tế” hỡi, “Mới” nhằm;
Phá tan đạo đức ngàn năm Tiên Rồng. (câu 1400)
----------------------------------------------------------------------------
(120) Hoà Nguyên là một trong những mật khu VC ở Miền Trung. Nơi đây có Trại Cải Tạo Ả 30 thuộc Tỉnh Phú Khánh (Phú Yên + Khánh Ḥa nhập lại sau 30-04-75).
 

Không Gia(*),không Đạo(*)... Quốc(*) không.
Hùa theo Lê-Mác Đại Đồng(*) đỏ ngau!
Lụy thêm “Mao Tặc, Cộng Tàu”,
Bán rừng, Đảo, Biển, tranh nhau cửa quyền.
Quên luôn công đức Tổ Tiên,
Ngàn năm trấn giữ mọi miền nước Nam.
Hỡi đoàn “Hậu Duệ Da Vàng,”
Ghi tâm khắc cốt; điếm đàng Cộng nô,
Một bầy Đảng cướp già Hồ,
Hiếp dân, bán Nước...  lệ nô giặc Tàu. (câu 1410)
Từ nay cho đến ngàn sau,
Nhớ trừ Việt Cộng, diệt Tàu xâm lăng!
Canh khuya, lơ lững vầng trăng,
Gió hiu hiu thổi, áo khăn bềnh bồng.
Cùng Nàng chia sẻ cảm thông,
Ṿng tay da diết, ấm ḷng uyên ương.
Bên Em sao thấy quá thương,
Môi hôn gắn chặt như dường tan mây!
Nh́n Em vui thỏa ngất ngây,
Hồn tôi ấm lại tháng ngày chia xa. (câu 1420)
----------------------------------------------------------------------------
(*) Thuyết Tam Vô Đại Đồng của Cộng Sản do Karl Marx  -  Vladimir Lenin chủ xướng (Vô Gia Đ́nh, vô Tổ Quốc, vô Tôn Giáo.).
 

Hôm sau, rảo khắp nương nhà,
G̣ trên, ruộng dưới... mượt mà lúa ngô.
Bên sông, ḍng thác ồ ồ...
Muống xanh, xanh ngắt lập lờ tép tôm.
Đáy sông, Chem Chép lồm ngồm,
Vào ra hang đá, lờn vờn cá Hoa (121).
Nàng vui... quên cảnh xót xa;
Th́ thầm: “Anh hỡi, đôi Ta chung đời...!”
Cha tôi cũng rảo khắp nơi,
Ṿng quanh khu xóm rong chơi một ḿnh. (câu 1430)
Ngài thăm cho tỏ sự t́nh,
Nương khô, ruộng cạn; t́nh h́nh nước nôi.
Chiều về Cha khẽ bảo Tôi:
“Vùng này có thể vụ thời thâm canh;
V́ chưng ḍng nước uốn quanh,
Đắp đê dẫn thủy... ruộng xanh tứ mùa.
Sao chờ... chỉ nước trời mưa,
Đậu, ngô, sắn, lúa... hai mùa một năm?”
Thu về, giữa độ trăng rằm,
Cha, Tôi vác đá đắp ngăn Sông Trầu. (câu 1440)
----------------------------------------------------------------------------
(121) Một loại cá Ngạnh nước ngọt, đặc biệt có màu áo hoa rừng Biệt Động Quân. Chúng tôi thường gọi: “Cá Biệt Động Quân”

 

Suốt ngày cho tới canh thâu,
Chỉ trong một tháng, đê hầu nước dâng.
Tôi, Cha vui thỏa lâng lâng,
Ḍng xuôi, ḍng ngược... lớp tầng mạ gieo.
Quanh năm ruộng lúa vui reo,
Trổ bông kết hạt, kiếp nghèo lần qua.
Mỗi mùa ngô, lúa đầy nhà,
Cơm ngon, canh ngọt; đậm đà t́nh quê!
Giang Điền,(122) hàng tuần đi, về...
Lều tranh, tạm trú bên lề thời gian. (câu 1450)
Nơi đây sông suối reo vang,
Đất lành(122) chim đậu; cưu mang dấu t́nh!
Hồng Ngọc!(122) Ái nữ tượng h́nh,
Đi vào cuộc sống(122) diễm t́nh thiên thu!
Trăi qua ngày tháng lưu cư,
Cha, Tôi khốn khó, ưu tư trăm bề;
Lo cho cuộc sống đề huề,
Đầu năm tám mốt(123) tụ về vượt biên.
Ra đi...  dự tính bằng thuyền;
Trước Xuân Tân Dậu, vẹn tuyền tộc gia. (câu 1460)
----------------------------------------------------------------------------
(122) Xă Giang Điền (Trại T́nh Thương), thuộc Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai. Nơi Trịnh Thị Hồng Ngọc (Người con gái thứ 8 của Tác Giả) được tượng h́nh và được sinh vào đời ngày 12-01-80, Nhằm ngày Thứ Bảy 25 Mười Một Kỷ Mùi tại Xuân Ninh, Cam Ranh; trong thời gian gia đ́nh chuẩn bị đi vượt biên.
(123) Tháng 1-1980 (Canh Thân). Tôi giă từ Bầu Gia Tôn, Sông Trầu, Trăng Bom về lại Cam Ranh để chuẩn bị đi vượt biên...

 

Không ngờ biến cố xẩy ra,
Vào đêm tách bến(124) Tôi đà bó chân.
Cuối Đông từ biệt Canh Thân,(124)
Gia đ́nh ly tán, thân nhân đôi đàng!
Tôi đành giữ lại gia trang,
Hoàng-Minh, Hồng-Ngọc, “Đá-Vàng”(124) trăm năm.
Giờ th́ thuyền đă xa xăm,
Trùng dương băo tố, khó khăn nguy nàn.
Bầy con sao khỏi hoang mang,
Ra đi với Ngoại, lỡ làng Mẹ Cha? (câu 1470)
Nhân, Trinh(125) hẳn thấy xót xa;
Anh em sáu đứa một nhà ĺa quê!?
Quân, Liêm với Chính(125) có hề;
Nhắc Cha gọi Mẹ, vỗ về Hoàng-Quyên?(125)
“Nhà Tôi” đi đứng không yên,
Tháng ngày lo lắng, muộn phiền canh thâu.
Phần Tôi lắm cảnh buồn rầu,
Công an Huyện Xă bâu nhâu hỏi gàn:
“Nhạc Gia” có để lại vàng;
Gia tài, sản nghiệp, kho tàng cho ông?” (câu 1480)
----------------------------------------------------------------------------
(124) Ngày 31-01-1981 (năm Tân Dậu). Nhằm ngày 26 tháng Chạp Canh Thân (1980), Gia đ́nh Tôi cùng với gia đ́nh Nhạc Gia đi vượt biên. Nhưng chúng tôi gặp trở ngại đi không được. Ngoại trừ 6 đứa con cùng đi với ngoại. C̣n “Nhà Tôi” và 2 đứa con Trịnh Hoàng Minh (trai thứ 3) và Trịnh Thị Hồng Ngọc (gái thứ 8) bị lọt lại.
(125) 6 người con của Tác Giả cùng đi với Ngoại gồm có Trịnh Hoàng Nhân (Trưởng nam), Trịnh Thị Diệu Trinh (Trưởng nữ), Trịnh Hoàng Quân (trai thứ 4), Trịnh Hoàng Liêm (trai thứ 5), Trịnh Hoàng Chính (trai thứ 6), Trịnh Thị Hoàng Quyên (gái thứ 7).

 

Tôi bèn nhỏ nhẹ trống không:
“Ơ hơ! Hà cớ các ông hỏi liều!?
Làm sao Tôi biết những điều;
Các ông han hỏi...  tŕnh liều được chăng?”
Một tên hùng hổ hỏi gằn:
“Con đi sáu đứa, khó khăn báo tŕnh?”
Tôi lại(126) khe khẽ phân minh,
“Nếu Tôi mà biết...  thời Ḿnh cũng giông.
Dịp đâu gặp gỡ các ông,
Điều tra, hạch hỏi lông bông sự t́nh...?” (câu 1490)
Hàng ngày Tôi dơi t́nh h́nh,
Thuyền đà cập bến, an b́nh hay chăng?
Trải qua vài tháng đẵng đằng;
Tin vui về tới, thuyền nằm bến Phi.
Palawan, dân đảo từ bi;
Giúp người trốn Cộng chờ đi mọi miền.
Hoa Kỳ, nước Úc ưu tiên;
“Thuyền Nhân” tị nạn, chọn miền định cư.
Nhạc Gia lo lắng ưu tư:
“Cháu ngoại sáu đứa, bây chừ tính sao. (câu 1500)
----------------------------------------------------------------------------
(126) Tác Giả dùng “lục bát biến thể” để nhấn mạnh cách xử thế.

 

Nên đưa sang Úc, hay vào;
Hoa Kỳ sẵn nhận chiến bào quân nhân?” (127)
Em Lăng(128) góp ư phân trần:
“Trẻ thơ phải có người thân bên đời.
Để con bảo lănh(128) Ba ơi,
Đem theo các cháu cùng thời với ta.
V́ chưng Mỹ Quốc quá xa,
Xin cho đến Úc; một nhà đoàn viên... ”
Phái đoàn thanh lọc nhận liền,
Nhạc Gia thỏa dạ, muộn phiền tiêu tan. (câu 1510)
Được tin; Tôi hết bàng hoàng,
“Nhà Tôi” vơi lệ lo toan sớm chiều.
Cha Tôi cũng hết đăm chiêu;
Băn khoan, lo lắng... sáng chiều hoang mang.
Tôi, Cha tiếp việc nông trang;
Cà chua, Mướp Đắng, hàng hàng khoe bông.
Cải dưa, Bắp Xú xanh đồng,
Hành Tây, Cà Rốt, Cải Bông (Súp Lơ), Xu Hào.
Vụ mùa năng suất tăng cao,
Lái buôn, cận Tết ồn ào vào ra. (câu 1520)
----------------------------------------------------------------------------
(127) Phái Đoàn Hoa Kỳ khi đó sẵn sàng nhận cho các con Tôi vào Mỹ; v́ Tôi là chiến binh Không Quân/QLVNCH.
(128) Hoàng Văn Lăng (Tài công chính của chiếc ghe), là người em trai thứ 4 của vợ Tôi. Sẵn sàng đứng ra để bảo lănh cho các cháu (con Tôi) đi Úc cùng với gia đ́nh Ông Bà Ngoại...

 

Phụ Bản 8

Vườn Khổ Qua và Cà Chua do Tác Giả cấy trồng trong khu vườn nhà;
tại Thôn Xuân Ninh, Xă Cam Phúc Nam, Huyện Cam Ranh Tỉnh Khánh Ḥa.
Hậu cảnh là đỉnh núi “Hàm Rồng”

Cà chua chín đỏ khắp nhà,
Cải dưa cuốn búp, muối qua giao thừa.
Mồng Ba, khởi bán cà, dưa...
Khách hàng mua đỏ(*); tiến Chùa đầu Năm.
Vợ chồng chia chợ băng băng;
Nha Trang, Ḥa Nghĩa, mối tăng Ba Ng̣i.
Số Ba, Số Chín là nơi;
Ít, nhiều...  bán nốt; nghỉ ngơi tương phùng.
Dẫu đời sương khói lao lung,
Duyên lành vẫn thắm, thủy chung trao t́nh. (câu 1530)
Trời ban thêm Trịnh Hoàng Linh,(129)
Tiễn Hè Nhâm Tuất, vươn ḿnh đầu Thu.
Con ngoan nghe tiếng Mẹ ru:
“À ơi con hỡi mấy Thu trùng phùng,
Cùng anh, cùng chị vui chung;
Gia đ́nh đoàn tụ, hưởng cùng “Tự Do”?”
Vâng theo lời Mẹ dặn ḍ,
Trên vuông chiếu cũ...  con ḅ ṿng quanh.
Mẹ thương để mặc không đành,
Giang tay ẵm bế ṿng quanh sân nhà. (câu 1540)
----------------------------------------------------------------------------
(129) Trịnh Hoàng Linh (trai thứ 9), sinh 16-08-82; nhằm 27-06 cuối Hè Nhâm Tuất.
(*) Cà chín, màu đỏ tươi. Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn!
 

Nh́n gần rồi lại ngó xa;
Nghĩ thương sáu đứa; đă là hai năm.
Sống đời tị nạn khó khăn,
Chờ đi khỏi đảo Palawan sóng gào.
Đêm về Mẹ ngắm Trăng, Sao;
Hỏi Trăng có biết Sao nào con tôi?
Thời gian lại cứ dần trôi,
Chờ hoài chờ măi, con tôi măi chờ?
Bỗng dưng nhận được tin thơ;
Cậu Em thất lộc (130) qua bờ dương gian. (câu 1550)
Gia đ́nh thương tiếc muôn vàn,
Vợ con, Cha Mẹ khóc than xa ĺa.
Cháu, em thảng thốt phân chia;
Âm dương cách biệt...  mai kia thế nào!?
Mẹ Cha biết tính làm sao;
Vợ con...  Ai kẻ dựa vào nương thân!?
Gia đ́nh gặp cảnh gian truân;
Nhạc Gia lo lắng, phân vân vô vàn.
Tám ba(131) đến Úc b́nh an,
Cả nhà ông, cháu an khang đất lành. (câu 1560)
----------------------------------------------------------------------------
(130) Cuối năm 1982 (gần Tết) cậu em “Nhà Tôi” Hoàng Văn Lăng từ trần tại bệnh viện Manila, Phi Luật Tân v́ ung thư phổi.
(131) Ngày 23-10-1983 Gia đ́nh Nhạc Gia và các con Tôi được sang Úc định cư...

 

Australia, đất nước màu xanh,
Thiên Đàng rộng mở, yên lành ấm no.
Ḥa b́nh, dân chủ, tự do;
T́nh đa văn hóa, hát ḥ bên nhau.
Bất kỳ da trắng, da màu...
Quê hương tỵ nạn, năm Châu t́m về.
Kể từ cuộc sống yên bề,
Nhạc Gia, con cái...  thư về cho Tôi.
Tin vui loan tải khắp nơi,
Đầu thôn cuối xóm hết thời lo âu. (câu 1570)
Cha Tôi như hết buồn rầu,
“Nhà Tôi” vơi lệ âu sầu lo toan.
Phần Tôi cũng bớt bàng hoàng.
Yên tâm tái tạo t́m đàng thoát ly.
Được Cha góp ư tinh vi,
Tôi thêm vững chí, nghĩ suy xem chừng.
Sau thời Nước mất… lao lung,
Mọi người t́m thoát(132) khốn cùng khổ sai.
Tôi đây cũng khốn như ai,
Lắm phen kiếm lối...  trốn hoài không xong. (câu 1580)
----------------------------------------------------------------------------
(132) Chạy trốn Cộng Sản bằng cách vượt biên, vượt biển...
 

Bí đường, dốc quyết một ḷng,
Phải đi cho được mới mong rạng đời.
Bầy con sáu đứa đi rồi,
Sao không kiếm ván đóng bồi riêng ghe?
Đêm nằm, nửa tỉnh nửa mê,
T́m phương, toan tính...  bộn bề ai hay?
Nhủ tâm: “Ḿnh phải hăng say,
Rèn đinh, xẻ ván ra tay tức thời.
Theo con, đă quyết tâm rồi,
Ghe riêng, Ta phải kịp thời làm ngay!” (câu 1590)
Thuyền này Tôi đóng đầu tay,
Trải qua sáu tháng, đóng ngày đóng đêm.
Chẳng e gỗ cứng hay mềm,
Thẳng tay vạt, đẽo... dẫu rêm xương sườn.
Hai Tuần, quyết đóng xong lườn,(133)
Tuần ba lên mạn, khởi ươm giang, đà.(134)
Tuần năm tiếp nối đường ba...
Công tŕnh hai tháng đă ra dáng thuyền.
Đêm ngày cố gắng chăm chuyên,
Cưa, bào, gọt, giũa, vo viền ṿng quanh. (câu 1600)
----------------------------------------------------------------------------
(133) Lườn (tiếng Bắc) = Mê (tiếng Nam).
(134) Giang, đà (tiếng Nam) = Cọc, kiệc (tiếng Bắc); dùng để giữ cho vỏ thuyền được vững chắc.

 

Thuyền nhà vóc dáng thanh thanh,
Xảm xong, hạ thủy... yên lành một phen.
Tháng ngày c̣n lại mon men;
T́m mua vải bạt (135), khâu hem cánh buồm
Khâu xong, giương thử, dự chuồn(136)...  
Hiu hiu cánh gió, lách luồn… ra khơi.
Nhưng buồn cho phận thằng Tôi,
Đ́ đùng tiếng súng… hỡi ơi Biên Pḥng!
Thuyền Tôi, chúng bắt niêm phong.
Quanh năm, suốt tháng chớ ḥng dời neo. (câu 1610)
Đường đi… gặp cảnh ngặt nghèo;
Năm qua, tháng lại tuân theo… măi chờ.(137
Thuyền không rời bến bao giờ,
T́m phương, kiếm kế… thẫn thờ đành thôi!(137)
Tự Do, Hạnh Phúc… ai ơi;
Ước Mơ, t́m kiếm…? Cảnh đời buồn tênh!
Tám tư(138) tiếp bước gập ghềnh;
Ngọc Hà(138), Tôi đến tấp tênh t́m đường...
Lân la để gặp Khóm Phường,
Xin được“nhập khẩu”(139) dân thường nơi đây.(câu 1620)
----------------------------------------------------------------------------
(135) Vải bạt: Vải lều tăng quân đội (bền và chắc với sức gió).  -  (136) Dự chuồn: Toan tính vượt biên.   - (137) Từ tháng 01/1982 đến hết năm 1983, làm “Giấy Chứng Nhận Hành Nghề Trên Biển”, nhưng thuyền không được ra khơi nên đành thôi.   -  (138) Đầu năm 1984, Tác Giả lại vào Ngọc Hà, thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tậu thêm phương tiện chuẩn bị vượt biên lần thứ ba.    -   (139) “nhập khẩu” là từ VC gọi khi một người di chuyển từ nơi này đến nơi kia để ở.
 

Nghe qua Khóm Trưởng chỉ bày:
“Muốn thông; anh phải lo tày nước non(140)...  
Tam gia phải sẵn ḷng son,
Ngang qua “chướng lũy”(141) chui ḷn “đầu tiên”(142).
Tiền lưng Tôi sẵn chung liền,
Non non sáu chỉ(143), bạc viền tam gia.
Hôm sau mua đất dựng nhà,
Mái tranh vách lá, Tôi đà liền tay.
Mọi điều cần phải làm ngay,
Loay hoay tám buổi… Tôi xoay xong nhà. (câu 1630)
Những ngày c̣n lại lân la;
Đầu thôn cuối xóm...  biết ta, biết người.
T́m đường xuất bến ra khơi,
Nơi nao biên trấn, buông lơi canh chừng.
Đường sông có khó bít bưng,
Khi ra “Sông Cái”, gió chừng ngược, xuôi?
Ḍ từng hoàn cảnh xong rồi,
Tôi về thỉnh ư Cha lời liệu phương.
Cha Tôi tinh ư chỉ đường,
Bất ngờ! Là kế phải đương với người. (câu 1640)
----------------------------------------------------------------------------
(140) Lo quà cáp (hối lộ).
(141) Người trung gian (xin được giấu Tên... )
(142) “đầu tiên” => Tiền đâu (Nói lái.)
(143) Vàng; lo cho 3 gia đ́nh.

 

Lo thuyền, chuẩn bị ra khơi,
Vào thời di chuyển tới nơi đêm đầu.
Thuyền di phải giữa canh thâu,
Nhằm khi triều xuống, khởi đầu nhổ neo.
Tài công; phải vững tay chèo,
Nhẹ nhàng di chuyển dọc theo lạch, ng̣i.
Khi ra “Sông Cái” phải coi,
Đèn pha kiểm soát sông ng̣i ven biên.
Khi đi phải sẵn vàng, tiền...
Nhằm khi quà cáp “Pḥng Biên”…lọt đường!(câu 1650)
Trở vào; Tôi trữ thực lương,
Dùng thuyền mười tấn; hầu đương sóng thần.(144)
Hàng đêm rảo bước la lân,
T́m người hợp tác, góp phần trung kiên.
Trước ngày dự định vượt biên,
Tôi mưu làm nước, nê thuyền triều dâng.
Nhằm đêm trăng khuyết hạ tuần,
Mọi người xuống bến, âm thầm nhổ neo.
Nhưng rồi gặp cảnh ngặt nghèo,
Mẹ Tôi vương bệnh, chuông treo chỉ mành. (câu 1660)
----------------------------------------------------------------------------
(144) Loại thuyền buồm lớn; dài khoảng 15m và rộng 4.5m. Có khả năng chứa khoảng 200 người, và an toàn với băo cấp 9 nếu có tài công giỏi và khoẻ mạnh. Tàu 4 lốc đầu bạc không hề đuổi được. Có khả năng chạy ngược gió, và chéo sóng (với góc độ 45).
 

Phụ Bản 9

Con Thuyền Không Bao Giờ Rời Bến.

Đây là Tác Phẩm đầu tay do Joseph Duy Tâm tự đóng lấy; với sự giúp đỡ của Cha già. Khởi công từ đầu năm và đă hạ thủy vào tháng 07/1982, sau 6 tháng làm việc liên tục ngày đêm.

Khi Tác Giả cùng với bào đệ, người em rễ và  thằng cháu; trương buồm lên, định chạy thử ra khơi…th́ bị một tên Trung Úy Công An Biên Pḥng, nổ súng chận lại. Từ đó trở đi "Con Thuyền" của Tác Giả không bao giờ được phép rời bến.

 

Tôi liền trở lại Cam Ranh,
Buồn trông dáng Mẹ
không đành rời xa.
Lần này lỡ nữa là ba;
Tam phen không toại, Tôi đà buông tay (145)!
Trở về quê cũ từ đây; (146)
Lại vào “Hợp Tác”, tháng ngày khó khăn.
“Chỉ tiêu” Ḿ, Mía (147)... không thành;
Tiết trời hạn hán, gió hanh... mất mùa.
Cháo cơm hai bữa; nửa vùa (*) ,
Cuộc đời lao tác cay chua, chán chường! (câu 1670)
Gia đ́nh lại gặp buồn vương…
“Nhà Tôi” sinh hạ khác thường; băn khoăn.
Nữ y, bác sĩ bảo rằng:
“Thai nhi nằm ngược, khó khăn vô lường!”
Phẩu thuật; duy nhất là phương;
Chỉ mong cứu Mẹ, khó lường cứu con!?
Mẹ con muốn được vuông tṛn,
Phải nhiều “nước biển”, băng, g̣n, thuốc thang (148).”
Nghe qua Tôi rất kinh hoàng;
Làm sao trọn vẹn, nhà đang túng tiền!? (câu 1680)
----------------------------------------------------------------------------
(145) Quyết không đi nữa.   -   (146) Tháng 12/1984.
(147) Mía đường. – (*)Cái bát làm bằng sọ dừa.
(148) Mọi thứ dành cho việc điều trị đều do gia đ́nh bệnh nhân lo. Bệnh viện không hề cung ứng một thứ ǵ; kể cả bông, băng...

 

Hon-da Tôi phóng như điên;
Làng trên, xóm dưới...  khắp miền mượn vay.
Ai ai cũng lắc đôi tay:
“Làm sao giúp được việc này hả ông?”
Đến rồi Tôi lại về không,
Thương con, thương vợ trong ḷng buồn lo.
Bỗng dưng nhớ đến ông bồ;
Chủ “Nhà Xay Lúa”, ra vô hàng tuần.
Gặp ông, Tôi khẽ phân trần:
“Nhà Tôi” sinh khó, rất cần đến ông; (câu 1690)
Giúp cho hai “chỉ” vàng ṛng;
Lấy tiền mua thuốc mong ḥng cứu nguy!”
Nghe xong, chẳng cần nghĩ suy;
Ông đưa hai “chỉ” tức th́ cho Tôi.
Không quên chia sẻ đôi lời:
“Chúc Anh Chị, Cháu được Trời đoái thương!”
Ơn ông Tôi để ḷng vương...
Về t́m bács(149) Huấn kiếm đường cứu con.
Chúa thương mọi việc vuông tṛn,
Nhờ tài bács(149)Huấn xoay con thuận đường.(câu1700)
----------------------------------------------------------------------------
(149) Bác sĩ Huấn.
 

Hồng Loan bé gái dễ thương,
Trở ḿnh trong dạ; b́nh thường ḅ ra. (150a)
Chào đời bé hát “e-va... ”
Ông Bà, thân tộc, Mẹ Cha reo mừng.
“Nhà Tôi”, lệ nhỏ rưng rưng...
Hiểm nguy vượt thoát; tưởng chừng như mơ!
Niềm vui vô bến vô bờ;
“Tạ ơn bács Huấn, bơ phờ cứu nguy.
Ơn Ông Tôi măi khắc ghi,
Trọn đời, măn kiếp, Tôi th́ không quên!” (câu 1710)
Hồng Loan ngày càng lớn lên;
Xinh xoăn mái tóc, êm đềm làn mây!
Mẹ yêu bé gái thơ ngây;
Đuôi gà chải chuốt tháng ngày thêm xinh.
Dù đời lắm nỗi linh đinh,
T́nh yêu vẫn măi dâng t́nh “Trúc Mai”!
Thiên Ân tác tạo h́nh hài,
Bính Dần, Bảo Quốc; bé trai chào đời(150b).
Con là hạnh phúc đời Tôi;
Niềm vui khôn tả; lộc Trời út nam! (câu 1720)
----------------------------------------------------------------------------
(150a) Trịnh Thị Hồng Loan (gái thứ 10), sinh 17-12-1984
(150b) Trịnh Hoàng Bảo Quốc (trai thứ 11) sinh 02-11-1986; nhằm năm Bính Dần.

 

“Nhà Tôi” vui sướng vô vàn;
Cho dù cuộc sống muôn ngàn khó khăn!
Thương con, sắm đủ áo chăn;
Bố mùa Xuân, Hạ, vẹn lành Thu, Đông.
Phần Tôi, chăm bón nương đồng,
Trời hanh, nắng hạn; chất chồng sầu vương!
Cha Tôi bày kế t́m phương;
Xây hồ trữ nước, tưới vườn quanh năm.
Nghe Cha...  Tôi vượt khó khăn;
Đào ao thay giếng, tháng năm xanh đồng. (câu 1730)
Hoa màu đủ loại, khoe bông,
Cà chua, Mướp Đắng đầy đồng...  bội thâu.
Lại thêm Cà Rốt đỏ au,
Hành Tây, Bắp Xú, Thuốc Lào thâm canh.
Nông trang thăm thẳm màu xanh,
Mía đường cả mẫu, ṿng quanh khu nhà.
Hàng năm sản lượng tăng gia,
Cuộc đời lao tác...  thế mà cũng vui!
Năm năm (151a) sản xuất ngọt bùi,
Cha Tôi luôn giúp; lui cui suốt ngày. (câu 1740)
----------------------------------------------------------------------------
(151a) Từ tháng 01/1985 => 07/1991

 

Buộc giàn, tỉa nhánh...  liền tay,
Phân lô, vun liếp...  hết cày, lại trang.
Lân la dẫn nước từng hàng,
Từ trên xuống dưới, rập ràng dưới lên.
Xoay ṿng ḍng nước êm êm,
Hoa màu xanh tốt, trổ thêm nhánh chồi.
Khổ Qua, Thuốc Lá xanh tươi,
Hành Tây, Bắp Xú, Mía...  lời nhân đôi.
Quanh năm, Cha giúp cho Tôi,
Tăng thêm ngân sách vào thời nông gia. (câu 1750)
Trước ngày chuẩn bị đi xa,
Tôi lo t́m cách xây nhà giữ trang.
Xi măng, cát, đá...  sẵn sàng,
Cửa khung, gạch, ngói, giàn thang(151b)...  khi cần.
Xà ngang, gác xếp...  cho cân,
Đ̣n tay, cái nóc, thêm phần mè, rui.
Xây nhà, nhưng phải xây chui;
Nên Tôi ḍ dẫm, tới lui Khóm, Phường.
Xem chừng thời biểu liệu phương.
Khi nao Chủ Tịch bỏ Phường đi xa..? (câu 1760)
----------------------------------------------------------------------------
(151b) Giàn giáo và thang cần dùng cho công nhân khi xây nhà.
 

Nhằm khi Phường Trưởng lo ra,
Tôi đà xuống móng, xây nhà ngày đêm.
Nhà thầu xây cất sẵn bên,
Giao kèo tối sớm, phải thêm thời giờ.
Công nhân chăm chỉ, đừng lơ,
Thay phiên xây lợp, chớ hờ hững công.
Trong nhà, nhớ lát gạch bông,
Bát tràng sân trước, bao ṿng đá hoa...  
Hai tuần, Tôi cất xong nhà,
Gia đ́nh nhập thất, an ḥa mừng vui. (câu 1770)
Mẹ Cha hoan hỷ tới lui,
Chị em, con cháu ngọt bùi bên nhau.
Nh́n ra sân trước, vườn sau,
Nông trang tươi tốt, một màu thanh thanh.
Ngang qua pḥng khách yên lành.
Bàn Thờ thiết kế màu xanh nền trời.
Hương hoa, thơm ngát xinh tươi,
Nến thiêng dâng Mẹ, Chúa Trời uy nghiêm.
Gặp khi lo lắng, truân chuyên...
Tôi thưa với Chúa muộn phiền...  đầy vơi. (câu 1780)
----------------------------------------------------------------------------

 

Tâm hồn thanh thoát, thảnh thơi,
Tiến dâng Chúa, Mẹ muôn lời tạ ơn!
Cha Tôi hiểu rơ nguồn cơn...
Nhưng Ngài tế nhị, ôn tồn hỏi han:
“Nhà xây...  có được an toàn,
Hay bọn Nhà Đất, Công An quấy rầy?
Nếu Phường hạch hỏi sao đây,
Nhà xây không “Phép”, sau này có êm...?”
Tôi thưa với Bố rơ thêm:
“Rồi đây, con sẽ đi đêm với Phường. (câu 1790)
Tiền quà, hơn hẳn tiền lương;
Anh nào chả muốn...  b́nh thường thôi Cha.”
Khi về, Chủ Tịch vào nhà;
Gặp Tôi hạch hỏi: “Phép"...  nhà anh xây?”
Tôi bèn nhỏ nhẹ tŕnh bày:
“Nếu Tôi xin "Phép"... Liệu “Thầy” dám cho?
Nhà Tôi vách lá... Ai lo,
Mái rơm xiêu vẹo, anh cho mấy đồng?
Đêm ngày nh́n tỏ tầng không...
Ngàn sao lấp lánh, ánh hồng ban mai. (câu 1800)
------------------------------------------------------------

Phụ Bản 10

Đây là "Mái Ấm" của Gia Đ́nh Tác Giả, được xây dựng đầu năm 1991, trong khu vườn nhà, tại Thôn Xuân Ninh 4, Xă Cam Phúc Nam, Huyn Cam Ranh, Tỉnh Khánh Hoà; trước khi qua Úc đoàn tụ với các con; đă vượt biên năm 1981và được định cư tại Australia từ năm 1983.

 

Con Tôi, trai gái cả bầy;
Một nhà bảy mạng, tháng ngày nắng mưa!
Thảm thương...! Nói mấy cho vừa!?
Nếu anh muốn phạt; cũng vừa vừa thôi.”
Anh Phường trố mắt nh́n Tôi:
“Phạt anh năm xấp;(152) bỏ đời nói ngang.
Sau này nếu c̣n làm càn,
Thời anh đừng trách tôi ngang với đời.”
Khi anh Chủ Tịch về rồi,
Cha Tôi khẽ hỏi: “Con ơi tốn nhiều; (câu 1810)
Tiền qùa phỏng hết bao nhiêu,
Tiền chi cho “Phép... ” có nhiều lắm không?”
Tôi thưa : “Cha cứ yên ḷng,
Cộng chung chỉ mất vài đồng (153) mà thôi.
Nhà ḿnh được hợp pháp rồi,
Không c̣n áy náy, đứng ngồi lo toan.
Đất nay, tư sản hoàn toàn,
Nhà xây trên đất nông trang, riêng ḿnh.
Từ đây “Chủ Nhiệm” khỏi vin:
“Nông trang hợp tác, phải in(154) cây trồng.” (câu 1820)
----------------------------------------------------------------------------
(152) Năm trăm ngàn đồng VC.
(153) Vài trăm dollars.
(154) Hoa màu phải trồng y như kế hoạch của Hợp Tác Xă đă quy định.

 

Hoa màu...  ta tỉa thong dong,
Hành Tây, Bắp Xú, Cà hồng...  tùy nghi.
Khi thu sản lượng gặp th́,
Thời ta sẽ bớt tiền chi, tăng lời.
Cha đừng lo lắng Cha ơi,
Con tin có Mẹ, Chúa Trời giúp ta.
Trước ngày con phải đi xa,
Con mời chú Kíp(155) về nhà thay con.
Sẽ lo mọi việc vuông tṛn,
Chăm nom Cha Mẹ, thay con sớm chiều.” (câu 1830)
Tôi thưa Cha tỏ mọi điều,
Để Ngài yên dạ, bóng chiều dần qua.
Đến ngày sắp phải đi xa,
Tôi lo tổ chức, Mẹ Cha “Lễ Vàng”,
Cùng Tôi “Lễ Bạc” sánh ngang;
Đôi đời già trẻ, muôn vàn hồng ân.
Tinh sương, Thánh Lễ hiến dâng,
Tâm hồn, thể xác, đường trần buồn vui.
Quên đi cay đắng, ngậm ngùi,
Giọt châu khổ ải, sụt sùi tháng năm! (câu 1840)
----------------------------------------------------------------------------
(155) Trịnh Văn Kíp, bào đệ của Tác Giả.
 

Mẹ Cha, môi má...  nheo nhăn,
Nụ cười chúm chím...  in hằn niềm vui!
Trưa về chia sẻ ngọt bùi,
Sâm banh đưa tiễn thú vui yên hà!
Rồi đây, Tôi phải đi xa,
Mẹ Cha ở lại...  sao mà vấn vương!
Bài ca “Giă Biệt”(156) bi thương;
Hát tặng Cha Mẹ, Tôi dường nát tim!
Đời Cha bảy nổi, ba ch́m...
Đời con trôi giạt; cánh chim ĺa đàn! (câu 1850)
Mai sau sống kiếp xa ngàn,
Cánh chim ĺa tổ, muôn vàn nhớ thương!
Đến ngày đi vào phi trường,
“Tân Sơn Nhất” cảng, bi thương giă từ!
Nh́n Cha, nh́n Mẹ ưu tư;
Ḷng như dao cắt...! Tôi thừ người ra!
Hôm đi, mười bảy cũng là;
Ngày Tôi lập thất(157)...  nên gia một đời.
Hai lăm năm chẵn như thoi...
Cuộc đời, gió thổi xa rời Quê Hương. (câu 1860)
----------------------------------------------------------------------------

(156) Bài hát “Nỗi Ḷng Người Đi”. Lời: Tác Giả, Nhạc: Xuân Ninh.

PK1.
Lạy Mẹ, lạy Cha,
Con xin từ giă, con xin từ giă;
Xóm nhỏ, quê nghèo,
Vất vả trăm chiều,
Gian khổ đă nhiều…
Con đành bất hiếu;
Xin hiểu ḷng con,
Xin hiểu giùm con!

PK2.
Này Chị, này Em,
Xiết bao t́nh mến,
Chẳng thể nào quên;
Nhớ măi trong ḷng,
Đói khổ vô cùng,
Gió bảo, mưa nguồn;
Chia từng chén cháo,
Chung đời lầm than,
Chứa đầy t́nh thương!

ĐK
Biệt ly! Ôi đau thương giây phút chia ĺa!
Vang trong tim Tiếng (Đất) Mẹ thầm th́:
“Xin giữ trọn T́nh Quê, T́nh Nước!”
………………………………………………
“Con ra đi, con sẽ trở về,
Cho Đất Mẹ hoa đời nở tươi!”

PK3
Bạn bè ngày xưa,
Tháng mưa, ngày nắng,
Chung niềm cay đắng!
Xuống biển, lên ngàn,
Chia nỗi cơ hàn!
Muối đỗ trong ḷng,
Chén sầu Tôi uống,
Xin hiểu ḷng Tôi,
Xin hiểu giùm Tôi!

PK4.
Đây bầu trời xanh,
Ngát hương Xoài chín,
Những nẽo đường xưa,
Êm ả bóng Dừa.
Chuông đổ năo nề;
Chim rủ nhau về…
Tôi đành ra đi,
Xin hiểu ḷng Tôi,
Xin hiểu giùm Tôi!

(Trở lại Điệp Khúc…)

Xuân Ninh, Cam Ranh. Tháng 07-1991
Joseph Duy Tâm & Xuân Ninh

 

(157) Ngày cưới của Tác Giả: 17-07-1966 => 17-07- 1991 = 25 Năm.
 

Chia tay trong cảnh vấn vương,
Người đi, kẻ ở...  luyến thương vô ngần!
Trong Tôi bao nỗi bâng khuâng;
Ngẫn ngơ, luyến tiếc… thời gần Mẹ Cha.
Đến giờ tàu rời sân ga,
Ngảnh trông bến cũ… sao mà buồn tênh!
Con tàu nghiêng cánh chênh vênh,
Tầng không cao độ; bập bềnh mờ xa.
Từ đây giă biệt Quê nhà,
Chỉ c̣n Hồn Việt trong Ta xứ người. (câu 1870)
Sáng ngày mười tám(158) đến nơi;
Cực Nam: Nước Úc, vùng trời Xích Ny (Sydney),
“Tân Châu” lắm cảnh huyền vi,
Xứ “Đa Văn Hoá”… chẳng kỳ màu da.
Quanh năm khoe sắc cỏ hoa;
Tứ thời rau, trái… mượt mà tốt tươi!
Khi vào phi cảng;  người người;
Dập d́u sánh bước, vui tươi trùng phùng.
Bầy con mười một (11 người) reo mừng,
Nhạc Gia, thân tộc tưng bừng hân hoan. (câu 1880)
----------------------------------------------------------------------------
(158) Tác Giả và gia đ́nh đến phi trường Sydney, Australia sáng ngày 18-07-1991
 

Đoàn viên...  hạnh phúc vô vàn,
Mẹ cha, con cái rỡ ràng nét môi!
T́nh yêu đoàn tụ lên ngôi,
Mười năm(159a) gặp lại, thỏa thời nhớ thương.
Cuộc đời khởi sắc lên hương;
Thiên Đàng hạ giới...  như dường là đây!?
Par-ty gặp gỡ đong đầy;
T́nh thiêng phụ tử, tháng ngày nấu nung.
Thương con, thương đến khôn cùng.
Làm sao kể xiết nhớ nhung chia ĺa!? (câu 1890)
Tiệc mừng...  vui tới canh khuya,
Họ hàng, thân tộc sẻ chia tấc ḷng:
“Hăy quên qúa khứ long đong;
Muôn vàn khổ ải chất chồng...  từ đây.
Trăm năm mới có một ngày;
Mẹ cha, con cái vui vầy đôi Quê(159b).
Giờ ta nâng chén hẹn thề,
Trau dồi kiến thức...  mai về cố Hương.
Góp tay xây dựng phố phường,
Quyết tâm trừ Cộng, t́m phương diệt Tàu!” (câu 1900)
----------------------------------------------------------------------------
(159) Từ 1981 => 1991 gia đ́nh mới được đoàn tụ.
(159b)Việt và Úc.

 

Việc đầu sáng sớm hôm sau,
Đi tŕnh "Di Trú"; cùng nhau hứa thề:
Trung thành nhập tịch "Tân Quê",
Là dân xứ Úc, luật đề...  phải tuân!
Văn hoa, chữ nghĩa rất cần;
Giao t́nh, gắn bó trăm dân khác ḍng.
Muốn nên như ư ước mong,
Ghi danh học tập...  mới ḥng đạt thông.
Trong Tôi, dốc quyết một ḷng,
Cho con ăn học; thành công, nên người. (câu 1910)
Phần Tôi, trường Tafe cố ngoi;
Trau dồi Anh ngữ...  cho đời vươn lên.
Văn chương, chữ nghĩa quyết rèn,
Ḥa nhập văn hóa, tăng thêm nghĩa t́nh.
Đang khi học tập vững tin,
Chợt nghe Cha mất;(160) con tim nát rời!
Niềm đau quặn thắt trong Tôi,
Ai người hiểu được khúc nhôi canh chầy!?
Ra đi mười tháng(161) chưa đầy,
Hung tin Cha mất! Ngơ ngây tâm hồn! (câu 1920)
----------------------------------------------------------------------------
(160) Cha Tôi tạ thế ngày 06-05-1992.
(161) Từ ngày 17-07-91 => 06-05-92.
 

Thừ người, khắc khoải bôn chôn,
V́ sao nên nỗi...  Linh Hồn Cha đi?
Biết đời “sinh kư tử quy”;
Nhưng sao vội vă Cha đi lúc này?
Nhớ ngày bịn rịn chia tay,
Cha c̣n mạnh khỏe, cuốc cày sớm trưa.
Chăm vun hàng Chuối, hàng Dừa
Tưới tiêu Bắp Xú, liếp Dưa, luống Hành...  
Bỗng dưng Cha bỏ sạch sanh,(162)
Không c̣n lo nghĩ rách lành cháu con. (câu 1930)
Thiên Đàng; gieo bước chân bon,
Cha như con trẻ, lon xon chín tầng.
Xin Cha nhớ đến dương trần,
C̣n con, c̣n cháu; đa truân kiếp người!
Giờ con kính tiến lệ rơi...  
Giọt châu con cháu, tiễn đời Cha đi.
Giọt đầu...  nhớ lại một th́;
Công Cha trời bể...  cũng v́ cháu con.
Mặc cho gối mỏi, chân chồn,
Dăi dầu mưa nắng; cháu con no ḷng. (câu 1940)
----------------------------------------------------------------------------
(162) Sạch sành sanh: bỏ hết.

 

Giọt hai...  nhớ thuở long đong;
Bốn Lăm Đại Chiến(163), Cha giong biển trời..
Lương thực: Củ Chuối(164), ra khơi...  
Thuyền về đầy cá, con thời say mê!
Giọt ba...  nhớ cảnh thảm thê;
Mùa Đông lạnh giá, tái tê tận ḷng. (165)
Cha lao xuống biển, nguy vong;
Mặc cho sóng gió, chỉ ḥng cứu con!
Giọt tư...  nhớ bước chân bon;
Genéve đ́nh chiến, “cờ son”(166) kéo về. (câu 1950)
Triệu người bỏ xứ, ĺa quê...  
Cha mang con chạy,(167) trăm bề lo toan.
Giọt năm... nhớ thuở lầm than;
Cha đang xúc cát, bồ tràn kéo lê(168).
Lưng sai, chân trật ê chề,
Nh́n Cha, con bỗng ủ ê lệ sầu!
Lại thêm giọt sáu...  canh thâu;
Nhớ thời di tản(169), Cha đau khắp người.
Theo con, Cha rảo khắp nơi...
Mặc cho gió loạn, bom rơi khắp vùng. (câu 1960)
----------------------------------------------------------------------------
(163) Đệ Nhị Thế Chiến 1945.  -  (164) Năm 1945 xẩy ra nạn đói, phải ăn củ chuối (gốc cây chuối)  -  (165) Mùa Đông năm 1952, trong lúc đang câu cá Thu tại gảnh đông cửa Tiếu, thuộc tỉnh Hải Ninh Bắc Việt, Tác Giả bị rơi xuống biển và Cha đă lao xuống biển để cứu con.  -  (166) Hiệp Định Genéve chia đôi Việt Nam..Việt Minh về tiếp thu Miền Bắc với cờ đỏ sao vàng.  -- (167) Trong đêm 02-09-1954, Gia đ́nh Tác Giả cùng với 90% dân làng Xuân Ninh, lợi dụng Việt Minh tổ chức mừng “ngày độc lập” trên tỉnh, đă xuống thuyền trốn chạy, di cư vào Nam.  -  (168) Năm 1961, Trong lúc đang làm việc, Cha Tác Giả đă bị một bồ cát từ trên cao rơi xuống (v́ cáp bị đứt) đè trọng thương.   -  (169) Trưa ngày 29-03-1975, trong lúc Tác Giả dừng xe Pickup sau một vận tải cơ C130, để đưa gia đ́nh di tản vào Sài G̣n, th́ chiếc phi cơ tống ga bay đi v́ số người quá đông. Xe Tác Giả bị lật do sức gió quá mạnh và Cha Tác Giả đă bị văng ra khỏi xe, bị gió cuốn trên đường phi đạo và đă bị thương nặng.
 

Giọt châu rơi măi khôn ngừng...
Nhớ thời “kinh tế”, chạy cùng khắp nơi.
Theo con, Cha đến vùng trời;
Sông Trầu xứ Trăng, đắp bồi chân đê.
San bằng ruộng lúa gồ ghề,
Triều dâng, lúa gạo… thỏa thuê cơi ḷng!
Dâng Cha ngàn giọt lệ hồng;
Nhớ thời vun xới nương đồng sớm trưa.
Hành Tây, Cà Rốt, rau, dưa,
Khổ Qua, Bắp xú, Cà Chua đầy đồng. (câu 1970)
Nông trang; lớp lớp...  trổ bông,
Chúa thương, rau trái Thu Đông được mùa!
Dâng Cha giọ lệ nào vừa;
Vui buồn, có cả chát chua hẹn thề!?
Nhớ ngày Cha tiễn xa quê,
Lễ Vàng, Lễ Bạc say mê...  lệ trào.
Giọt ngọc những ước cùng ao;
Thầm th́ Cha hỏi “Khi nao con về!?”
Con dâng ngàn giọt tái tê,
Được tin Cha mất, chẳng về thụ tang. (câu 1980)
----------------------------------------------------------------------------

 

Đường trần trăm nẽo trái ngang,
Ngh́n trùng xa cách, bẽ bàng thân con.
Cho dù mong ước cỏn con;
Được Cha thỏ thẻ, nỉ non dấu t́nh!
Con dâng giọt ngọc thủy tinh,
Long lanh chiếu sáng; bóng h́nh của Cha.
Để con nhớ măi mái nhà,
Một thời con sống bên Cha vui vầy.
Cha ơi! Con quyết từ đây;
Cạn ḍng nỗi nhớ...  những ngày nơi Quê! (câu 1990)

Và con cảm tạ Gia Vê;
Đă thương đón nhận Cha về phúc vinh!
Hồng Ân bên Chúa Thiên Đ́nh,
Xin Cha nhớ đến chúng sinh đường trần;
Có con, cháu, chắt...  gian truân;
Mai sau, cùng hưởng phúc...  gần bên Cha! (câu 1996)

Viết xong ngày 26-01-2012 tại Sydney, Australia.

Joseph Duy Tâm

 **********************************

Giọt Lệ Nhớ Ơn Cha

Kính dâng Hương Hồn Thân Phụ; những "Dấu Ấn T́nh Yêu" mà cha đă dành cho con suốt cuộc đời.

 

1-
Con xin dâng Cha một giọt lệ,
Để nhớ ơn Cha như trời bể,
Công Cha sinh dưỡng bao xiết kể,
Dăi-dầu nắng mưa Cha chẳng nề,
Chỉ mong sao con no thỏa-thuê.

2-
Con xin dâng Cha một giọt lệ,
Để nhớ lại một thời thảm-thê;
Đại chiến Bốn Lăm(1945) Cha đi bể;
Lương-thực: củ Chuối, Cha cười hề...
Thuyền về đầy cá, con say-mê!

3-
Con xin dâng Cha một giọt lệ,
Để nhớ một Mùa Đông tái-tê,
Thuyền chao-đảo, con rơi xuống bể,
Phong-ba, băo-táp, Cha bất kể;.
Lao xuống đại dương cứu con về.

4-
Con xin dâng Cha một giọt lệ,
Để nhớ lại một thời xa quê...
Đ́nh chiến Năm Tư (1954) Cộng kéo về,
Triệu người bỏ xứ... buồn xiết kể!
Cha dẫn con chạy (trốn) khi đêm về.

5-
Con xin dâng Cha một giọt lệ,
Để nhớ một thời Cha làm thuê(1),
Bồ cát rơi... đè Cha ê-chề;
Con nh́n Cha đau, nhỏ giọt lệ,
V́ con, Cha lao-nhọc nặng-nề!

6-
Con xin dâng Cha một giọt lệ,
Để nhớ một thời con tản-di(2),
Cửa nhà, sản nghiệp, Cha bỏ đi,
Theo con dù bom đạn hiểm-nguy;
Gió loạn, xe lật, cuốn Cha đi.

7-
Con xin dâng Cha một giọt lệ,
Để nhớ một thời chạy "Kinh Tế"(3);
Vùng Sông Trầu(4), hố bom gồ-ghề,
Cha theo con, vác đá đắp đê;
Nước triều dâng... lúa gạo thỏa-thuê!

8-
Con xin dâng Cha một giọt lệ,
Để nhớ một thời vun nương-đồng,
Cha giúp cày,cấy...  mầu trổ bông;
Cà rốt, cà chua... rực mầu hồng,
Hành tây, bắp xú,trúng mùa đông(5).
 

9-
Con xin dâng Cha một giọt lệ,
Để nhớ ngày tiễn con xa quê(6),
Lễ Vàng, lễ Bạc… Cha say-mê,
Cha nh́n con, khóe mắt nhỏ lệ,
Như thầm hỏi:"Khi nao con về?"

10-
Con xin dâng Cha một giọt lệ,
Để nhớ ngày Cha ĺa dương-thế(7),
Ngàn trùng xa cách con không về,
Ghi dấu t́nh yêu Cha thỏ-thẻ:
"Cha vĩnh-biệt, vĩnh-biệt con xa quê!"

11-
Con xin dâng Cha một giọt lệ,
Để cảm-tạ Hồng-Ân Gia-Vê,
Ngài đă thương đón nhận Cha về;
Hưởng phúc quê Trời; chính là quê!
Xin cầu cho con được sống kề.

Viết tại Trường Tafe Wollongong, Australia, ngày 06-05-1992.

Joseph Duy-Tâm
----------------------------------------------------------------------------
Ghi Chú:
(1) Năm 1962, thời kỳ Nhật mua cát trắng Thủy Triều, Cam-Ranh để chế tạo thủy tinh.  -  (2) Ngày rời phi trường Nha-Trang 29-03-1975.   -  (3) Vùng Kinh Tế: Kinh là sợ và tế là chạy. Tháng 7/1978, Tác Giả đă bỏ vùng Kinh Tế Mới Ḥa Nguyên, Miền Trung và vào vùng Sông Trầu    -  (4) thuộc Trảng Bom mua đất kiếm sống.   -  (5) Trúng mùa đông: Được mùa.   -  (6) Ngày Tác Giả rời Việt-Nam (17-07-1991) sang Úc đoàn tụ với các con.  -  (7) Ngày Thân Phụ Tác Giả tạ thế: 06-05-1992.

 

Khóc Tiễn Cha

 

Thu đi cho lá vàng rơi,
Để cây trơ lạnh giữa trời tuyết đông.
Cha đi, để nhớ ngập ḷng,
Cháu con thương tiếc, nhớ mong suốt đời.
Cha đi, nhớ lắm Cha ơi,
Cha đi, con mất bầu trời thương yêu.
C̣n Cha, vui-vẻ sớm chiều,
Mất Cha, chới-với như diều đứt dây.
Cha đi, con biết sao đây?
Đời con lạc-lơng, tháng ngày bơ-vơ!
Cha là trụ đồng con nhờ,
Trọn đời chả sợ ngu-ngơ đường trần.
Tiễn Cha, con ră bước chân,
Tim con đau nhói, muôn phần nhói đau!!!
Con nay tha-thiết nguyện cầu;
Để Cha sớm được về chầu Thánh Nhan.
An vui trong cơi Thiên Đàng,
Xin Cha nhớ đến con đang đường trần!

Berkley, Wollongong, Australia, khuya 06-05-1992.

Joseph Duy Tâm

 

 

 

T́nh Cha.
Kinh dâng Hương-Hồn Thân Phụ con Nhân ngày Father’s Day

 

Công Cha, ngất tận mây ngàn,
T́nh Cha, Biển Thái; mênh-mang ngút trời!
Phận con, phải nhớ ai ơi,
Công ơn sinh, dưỡng...  một đời hiến dâng.
Thắp lên một nén hương trầm,
Nguyện cầu Thiên Chúa gia ân cho Người.

Yêu con, từ thuở nằm nôi,
Và yêu cho tới cuối đời lao-lung.
Con ngoan; khấp-khởi vui mừng,
Con hư, nước mắt rưng-rưng...  tháng, ngày!

Cháu con, ta phải sao đây;
Làm sao đền đáp...  ơn dầy công Cha!?
Công Cha, như chủ vườn hoa;
Tháng, ngày, chăm-sóc...  cho hoa tươi hồng.
Mong ngày đơm nụ, trổ bông;
Hương hoa phảng-phất...  bỏ công một đời.

T́nh Cha, như áng mưa rơi,
Tỏa lan hơi mát , cho đời hân-hoan!
Cỏ cây xanh tốt, bạt ngàn,
Muôn vàn chim-chóc hót vang gọi bầy.
Thú, cầm, tắm gội...  mê say,
Quanh Năm như thể tháng ngày mùa Xuân!

Ơn Cha cao ngút chín tầng,
T́nh Cha lai-láng...  triều dâng, dâng trào...
Cha là Ánh Sáng Trăng, Sao;
Soi đường, dẫn lối, khi vào bóng đêm!
T́nh Cha, cương-quyết...  dịu-êm!
Mân-mê mái tóc; êm-đềm đôi tay.
Nguyện cầu sớm tối đêm ngày...
Mong con khôn lớn, hăng-say xây đời!

Father’s Day tháng 09/2010

Joseph Duy-Tâm

 

Phụ Bản11

 

Con Về Tiễn Mẹ
Kính dâng Hương Hồn Thân Mẫu con
(Viết trên chuyến bay từ Sydney, Australia về Việt-Nam ngày 31-11-2001)

Xa-xôi cách mấy khung trời,
Con về tiễn Mẹ xa rời trần gian.
Vượt qua muôn dặm mây ngàn,
Để nh́n lại Mẹ trong quan-tài buồn!
Quặn đau...  nước mắt rơi tuôn;
Tim con se lại...  nỗi buồn mênh-mang!
Mẹ trao con chiếc khăn tang;
Để trả nghĩa Mẹ...  cưu-mang chín chiều.
T́nh Mẹ quá đỗi cao-siêu,
Con sao đền-đáp t́nh yêu Mẹ hiền ;
Tháng ngày tần-tảo truân-chuyên,
Bôn-ba khắp chốn Ba Miền* v́ con!?

Kể từ vận Nước không tṛn...
Con đành xa Mẹ, ĺa Non-Sông nhà.
Mong sao Non-Nước thăng-hoa,
Dân-Tộc hạnh-phúc, chan-ḥa yêu-thương.
Con về với Mẹ, phố-phường,
Với Dân, với Nước...  t́nh thương vuông-tṛn.

Mẹ ơi! Nay Mẹ chẳng c̣n,
Con xin lạy tạ...  t́nh con chân-thành.
Nguyện xin Chúa Cả nhân-lành;
D́u Mẹ về chốn trường sanh với Ngài.
Tung-hô Danh Thánh Thiên oai
Đă ban cho Mẹ...  bên Ngài, bên con!

Joseph Duy-Tâm, 31-11-2001
----------------------------------------------------------------------------
*Từ Móng Cái, miền Bắc, di cư vào Rạch Kiến rồi Kiến An miền Nam năm 1954. Sau đó di chuyển ra miền Trung và định cư tại Cam Ranh, Khánh Ḥa kể từ năm 1956.

 

Mẹ Là Cung Điện Vàng Son
(Kính dâng hương hồn Thân Mẫu con)
 

Mẹ vui được Chúa gọi về;
Hưởng muôn ơn phúc nơi quê Thiên-Đàng.
Con c̣n lê bước trần gian,
Nhớ thương dáng Mẹ...  miên-mau u-buồn!
Mẹ ơi. Thương quá! Lệ tuôn...
Mẹ là hơi ấm; suối nguồn t́nh yêu!
Có Mẹ hạnh-phúc bao nhiêu,
Không Mẹ, con thấy tiêu-điều đời con!
Mẹ là Cung Điện Vàng Son!
Nơi con nương ẩn, nỉ-non vui đùa.
C̣n Mẹ, ríu-rít thân thưa...
Mất Mẹ, con biết vui đùa cùng ai!?

Mother’s Day, 10/ 05/2003
Joseph Duy-Tâm

 

 

Dạ Héo-Hon.

 

Nhâm-Ngọ năm ấy, Mẹ sinh con ,
Nhâm-Ngọ năm nay, Mẹ chẳng c̣n.
Đă sáu mươi Năm, con có Mẹ...
Bây chừ không Mẹ, dạ héo-hon!

Mẹ ơi! T́nh Mẹ...  ngất mây trời!
T́nh thương dịu ngọt...  áng mưa rơi ;
Tưới xanh mầm sống đời con Mẹ ,
Tô hồng hoa trái của cuộc đời!

Mother’s Day, Tháng 05/2002
Joseph Duy-Tâm

 

 

Khóc Mẹ

 

1-
Từng giọt lăn dài; thương nhớ ơi,
Tim đau quặn thắt: Mẹ đi rồi!
Bầy con côi cút, sầu ly biệt;
Cháu chắt bơ vơ; năo rượi rười!
Gái thảo sụt sùi, cay khoé mắt
Dâu hiền nức nở, đắng bờ môi.
Trai ngoan nuối tiếc không nên tiếng,
Rễ quư buồn đau đến nghẹn lời!

2-
Từng giọt lăn dài; thương nhớ ơi.
Nhớ h́nh dáng Mẹ giữa ḍng đời;
Chồng đau, t́m thuốc… phai màu má;
Con đói, lo cơm… rạn nét môi!
Lắm lúc lên rừng thân tất tả,
Đôi khi xuống biển xác chơi vơi.
Sao cho cuộc sống luôn yên ả;
Đầy đủ cơm rau...  thật tuyệt vời!

3-
Từng giọt lăn dài thương nhớ ơi.
Nhớ đêm biệt xứ Mẹ bồi hồi;
Lo mang gia đ́nh ĺa xa xứ,
Toan tính ghe thuyền vượt biển khơi.
Lắm lúc lao đao đời tị nạn,
Đôi khi gian khó kiếp chia phôi.
Tạ ơn Nhạc Mẫu v́ con cháu,
Sướng khổ, buồi vui... đă một thời.

4-
Từng giọt lăn dài thương nhớ ơi.
Quên sao Nhạc Mẫu lúc sinh thời;
Sầu lo gái thảo nơi Quê Mẹ,
Nuối tiếc trai ngoan chốn Nước Trời.
Đến lúc b́nh tâm vui cuộc sống,
Gặp khi an dạ hưởng tinh khôi.
V́ sao Người sớm ĺa con cháu;
Hưởng phúc Thiên Đàng có thảnh thơi!?

Joseph Duy Tâm 29-10-2011

 

 

Ngày Của Mẹ

 

Hôm nay ngày của Mẹ,
Con sống cảnh xa quê,
Không được gần bên Mẹ;
Đáp-đền ơn trời bể!

T́nh Mẹ sao xiết kể;
Nắng mưa Mẹ chẳng nề,
Cần-lao Mẹ coi nhẹ...
Chỉ mong con no-nê!

Sớm hôm Mẹ đi, về;
Nương đồng hay băi-bể.
Lúa, ngô, tôm,cá, ghẹ...
Cho con bửa thỏa-thuê!

Joseph Duy Tâm

 

Vào Đời
 

Từ khi tôi vào đời,
Mẹ khẽ đặt trong nôi.
Giọt sữa Mẹ ngọt môi,
Mồ hôi Cha mặn bùi;
Cho tôi lớn thành người!

Từ khi tôi vào đời,
Tiếng Mẹ ru à-ơi...!
Dạy tôi biết Chúa Trời.
Cha đưa tôi rong-ruỗi...
Khắp núi rừng, biển khơi.

Từ khi tôi vào đời,
Chọn cuộc sống lứa đôi,
Hai đứa thường ngược xuôi...
Ngày đêm tính sự đời ;
Lo cho con nên người!

Từ khi tôi vào đời,
Chọn cuộc sống lứa đôi,
Bảy mươi Xuân trôi-nổi...
Hai đứa thường hờn dỗi ;
Cuộc t́nh vẫn lên ngôi!!!

Từ khi tôi vào đời,
Bảy chục Xuân nổi trôi...
T́nh đời bạc như vôi!
Thế sự nhiều thay-đổi...
Tôi luôn cậy Chúa Trời!

Joseph Duy Tâm

 

 

Hoàng -Thiên Quư Tử
(Thương tặng cháu đích tôn Trịnh Hoàng Thiên)
 

Tạ ơn cháu đă sinh Ông,
Hoàng-Thiên, quư tử, nối ḍng thi văn.
Cháu Ông, kháu-khỉnh, tinh-anh;
Ông mong cháu lớn; trở thành hiền-nhân!

Cháu Ông, khởi bước đường trần,
Trong giờ Bính-Tư, (1.30am), ngũ hành Sao Kim.
Sao Kim, định hướng b́nh minh,
Nữa ṿng luân chuyển… dần ch́m hoàng hôn.

Hoàng hôn, bóng tối dập-dồn,
Hướng đi, đă có Sao Hôm dẫn đường.
Trăi qua đêm tối, màn sương;
B́nh minh ló rạng, chỉ đường; Sao Mai.

Sao Kim (Hôm, Mai): Tuy một mà hai,
Trọn ṿng qũy-đạo: Hôm, Mai là một.
Cháu Ông, trưởng tử rường cột,
Hiếu trung, trọn đạo, cùng tột khiêm-nhu!

Joseph Duy-Tâm
 
 

 

Lời Ông Ru

 

Thương Ông đôi cánh tay gầy,
Bế bồng, ấp-ủ một bầy cháu thơ.
Đong đưa vơng nhẹ: “ Ầu ơ...
Cháu Ông; thương lắm, dại-khờ cháu Ông!
Ngũ đi cho trọn giấc nồng,
Trăng khuya, một mảnh trên không dần tàn.
Ngũ đi, tiếng dế râm-ran...
Lời kinh, tiếng hát, theo làn khói hương!
Ngũ đi, ngũ để Ông thương,
Ngũ cho say-đắm t́nh thương Ông dành.
Cho dù thức suốt thâu canh,
Hơi sương lạnh giá... cũng dành cháu Ông!”
Thương Ông cho trọn tấm ḷng ;
Thương Ông, thương lắm, cháu mong đáp đền!

Joseph Duy-Tâm

 

 

Nhà Tôi
 

Nhà tôi có mấy bụi Giùng,
Giăm ba khóm Trúc, đôi lùm tre Mai. (1)
Trước sân vài cụm bông Lài,
Có giàn Thiên Lư, có Mai tứ mùa.
Quanh vườn có kết rào thưa;
Thêm hàng Dâm Bụt...  chừa vừa lối đi.
Trong vườn có Xoài Nam Kỳ (2)
Đôi ba gốc Nhăn, Mít th́ vài cây.
Trầu Tần trồng được đôi dây,
Bên hông cửa sổ giăm cây Cau t́nh!
Căn nhà nho-nhỏ, xinh-xinh,
Có Cha, có Mẹ, thắm t́nh thương yêu.
Chị tôi, duyên-dáng mỹ-miều,
Em tôi xinh-xắn, yêu-kiều, dễ thương!
Sớm, chiều nghe vẳng tiếng chuông,
Cùng nhau đi đến Thánh Đường cầu kinh.

Xung quanh, hàng xóm thắm t́nh;
Trai thanh, nữ tú… trao tim dập d́u!
Trước nhà, đường cái phẳng phiu,
Người qua, kẻ lại… sớm chiều thoi tơ.
Chiều nghiêng, muôn vẻ nên thơ;
Khói lam lan toả, dật dờ tà dương.
Nhà nhà chung chén thơm hương;
Bửa cơm gạo mới, vô lường hân hoan!
Đêm về ánh nguyệt tỏa lan;
Trai tài, gái sắc… rảnh rang hát ḥ.
Thanh b́nh, an lạc Trời cho;
Bổng dưng “Bác” đến! Hẹn ḥ ĺa Quê!

Joseph Duy Tâm,
----------------------------------------------------------------------------
(1) Loại tre thân ống lớn, gióng dài, lá lớn hơn...  tre gai (ống nhỏ, gióng ngắn và lá nhỏ hơn)
(2) Xoài Cát Miền Nam; trái rất lớn. Thường ăn khi c̣n xanh; xắc miếng ngâm nước đường và chấm muối ớt. Các bà bầu rất thích ăn loại xoài này (ăn rở!?)

 

Con Thuyền
Không Bao Giờ Rời Bến

 

Sau thời Nước mất… lao lung,
Mọi người t́m thoát khốn cùng khổ sai.
Tôi đây cũng khốn như ai,
Lắm phen kiếm lối...  trốn hoài không xong.
Bí đường, dốc quyết một ḷng,
Phải đi cho được mới mong rạng đời.
Bầy con sáu đứa đi rồi,
Sao không kiếm ván đóng bồi riêng ghe?
Đêm nằm nữa tỉnh nữa mê,
T́m phương, toan tính...  bộn bề ai hay?
Nhủ tâm: “Ḿnh phải hăng say,
Rèn đinh, xẻ ván ra tay tức thời.
Theo con, đă quyết tâm rồi,
Ghe riêng, Ta phải kịp thời làm ngay!”
Thuyền này Tôi đóng đầu tay,
Trăi qua sáu tháng, đóng ngày đóng đêm.
Chẳng e gỗ cứng hay mềm,
Thẳng tay vạt, đẽo... dẫu rêm xương sườn.
Hai Tuần, quyết đóng xong lườn,(1)
Tuần ba lên mạn, khởi ươm giang, đà.(2)
Tuần năm tiếp nối đường ba...
Công tŕnh hai tháng đă ra dáng thuyền.

Đêm ngày cố gắng chăm chuyên,
Cưa, bào, gọt, giũa, vo viền ṿng quanh.
Thuyền nhà vóc dáng thanh thanh,
Xảm xong, hạ thủy... yên lành một phen.
Tháng ngày c̣n lại mon men;
T́m mua vải bạt, khâu hem cánh buồm
Khâu xong, giương thử, dự chuồn...  
Hiu hiu cánh gió, lách luồn… ra khơi.
Nhưng buồn cho phận thằng Tôi,
Đ́ đùng tiếng súng… hỡi ơi Biên Pḥng!
Thuyền Tôi, chúng bắt niêm phong.
Quanh năm, suốt tháng chớ ḥng dời neo.
Đường đi… gặp cảnh ngặt nghèo;
Năm qua, tháng lại tuân theo… măi chờ.
Thuyền không rời bến bao giờ,
T́m phương, kiếm kế… thẫn thờ đành thôi!

Joseph Duy Tâm
----------------------------------------------------------------------------
GHI CHÚ:
(1) Lườn (tiếng Bắc) = Mê (tiếng Nam).
(3) Giang, đà (tiếng Nam) = Cọc, kiệc (tiếng Bắc); dùng để giữ cho vỏ thuyền được vững chắc.

 

 

Xuân Úc Nhớ Thu Việt
 

Xuân đến rồi Mẹ ơi! Xuân Đất Úc.
Vùng Trời Nam, muôn sắc hoa nở rực;
Tỏa hương thơm...  gợi ḷng con nao-nức.
Nhớ Quê-Hương, Dân ḿnh đang khổ-cực!
Tần Nam, tảo Bắc, hao công tổn sức;
Dạ chẳng đủ no, thân gầy kiệt lực!
Tết Thu về, trẻ thơ buồn tấm-tức...
Đ̣i mẹ cha, cho đi Hội Trăng Rằm.
Không bánh, không đèn, không có hoa đăng.
Đốt lốp xe, vơ dừa, chạy lăng-xăng...
Cũng ca, cũng hát, vui Hội Trăng Rằm!

Mẹ ơi! Bao Thu rồi Dân lặn ngụp;
Trong đói nghèo, trong lầm-than cơ-cực!
Con thương Mẹ, thương đồng-bào hết mực.
Ngày và đêm, tâm-hồn con ray-rứt,
Biết khi nao, Dân ḿnh được chấm dứt;
Nạn cường-hào, ác bá, Thuyết Tam Vô:
Vô Gia-Đ́nh, vô Tôn Giáo, Vô Tiền-Đồ!?

Nghĩ...  Dân Việt sinh ra thật xấu số;
Ngàn Năm dài chinh-chiến...  Tàu đô-hộ.
Nô-lệ Tây, trăm năm Dân xô-bồ!
Hai chục Năm lẽ...  cưỡng chống Tam Vô ;
Ba Miền tị-hiềm...  cùng nhau xuống hố,
Và Tiền Đồ Việt-Nam ta sụp-đỗ!!!

Lại tiếp ba chục Năm ngoài Dân đau-khổ;
Kiếp phiêu-bồng trôi-dạt khắp năm Châu.
Nay c̣n bao kẻ không nơi gối đầu!?
Bao trẻ thơ côi-cút, sống âu-sầu,
Bao quả-phụ thao-thức suốt canh thâu,
Bao mẹ cha, ngày đêm gắng nguyện cầu...
Cuối mùa tị-nạn, biết đi về đâu!!!???

Mẹ ơi! Dân Việt khổ đến bao lâu?
Nay con chắp tay thiết-tha nguyện cầu:
Xin Thượng-Đế ngoảnh mặt thương Dân Việt,
Để muôn người không c̣n cảnh rên-xiết...!
Ánh B́nh-Minh rạng tỏ Bờ-Cơi ta;
Cho bé thơ, cho cụ già hoan ca.
Cho mẹ cha, gái trai trao t́nh-tự,
Và muôn người hưởng trọn-vẹn Trăng Thu;
Thu Ḥa-B́nh, Tự-Do, Dân-Chủ đến ngàn Thu!

Joseph Duy-Tâm

 

 

Thăm Lại Quê Xưa (Xuân-Ninh)
 

Tôi về thăm lại Quê xưa,
Đường ngang lối dọc nước đưa theo ḍng.
Đầu nguồn sông nước Kalong;
Đến G̣ Bác Báu chảy ṿng hai bên.
Ḍng Nam, đôi bến đỗ thuyền;
Bến Mô, Bến Núi, Đầm Tiên cuối ḍng.
Trở về Ḍng Bắc qua Đông;
Bến Đ̣, nước cạn chảy ṿng Xan Lan

Làng tôi có dốc Thác Hàn,
Có đồi Bến Núi, Gia Trang (1) ngàn đời!
Nơi đây Tôi đă một thời,
Ṿng quanh lửa trại giữa trời canh thâu,
Bên chân Đền Thánh (2) nhiệm mầu;
Vinh Sơn uy dũng dưới bầu trăng sao.
Giữa làng có tháp chuông cao,
Thánh Đường sừng sửng vươn vào trong mây!
Làng Tôi xanh ngát rừng cây;
Hàng Xoan, Nhăn, Mít, rẫy đầy lũy tre.
Xuân về trắng xóa hoa Lê,
Trai thanh, gái lịch tỉ tê trao t́nh.
Cuối Xuân, đại Lễ Phục Sinh,
Trẻ già, khăn áo cung nghinh tưng bừng.
Hè sang, trai gái vui mừng,
Tung tăng đua hái hoa dưng (dâng) Đức Bà.
Nguyện Đường, thánh thót tiếng ca;
Du dương như thể Ngai Ṭa Thiên Thai!

Thu về, dịu mát hồn ai,
Lá Bàng lả chă...  u hoài trong sương.
Trung Thu, rộn ră phố phường,
Đoàn Lân múa hát, t́m phương nhận qùa.
Làng gần cho đến xóm xa,
Gái trai lũ lượt tuống ra khắp đường.
Trăng Thu, toả sáng muôn phương,
Ru hồn trai gái...  trao thương người t́nh.
Đông về, Lễ Hội linh đ́nh;
Nhà nhà mừng Chúa Giáng Sinh tưng bừng.
Quanh năm sống thoả ung dung,
Trải bao thế hệ vui chung tháng ngày...

V́ sao Tôi bỏ chốn này;
V́ sao Tôi phải tháng ngày tha hương!?
Tôi đi ngày ấy sầu thương!
Mồng hai, tháng Chín (3)…! Trời vương giọt sầu!
Mây trời vần vũ canh thâu;
Băo dông ập tới phủ đầu dân gian.
Ra đi đồng loạt cả làng,
Dù cho gió bể, mưa ngàn hiểm nguy.
Thuyền dong, nghiêng ngă xá ǵ,
Chiếc sau, chiếc trước cùng di ven ghành.
Màn đêm đă thiếu trăng thanh,
Mây đen lại phủ sao xanh lưng trời.
Đoàn thuyền lữ khách chơi vơi,
Cố gh́m tay lái dưới trời băo dông.
Lao trong sóng nước mênh mông,
Mưa sa, gió giật đến ḥng buông xuôi.
Thuyền nào, thuyền nấy t́m nơi;
Vịnh sâu, vịnh cạn nghỉ ngơi tạm thời.
Thuyền nhanh, chọn vịnh Vạn Ng̣i,
Thuyền tôi lướt chậm, tạm gioi Đá Chồng.

Cha tôi chống chọi băo dông,
Dắt thuyền, lặn lội vào trong Đồng Chùa.
Hôm sau trời dịu, dứt mưa,
Thuyền tôi lại tiếp đong đưa ven gành.
Hai ngày; sáng đến tàn canh,
Cập vùng Cậm Phả yên lành chờ di (di cư).
Đến ngày tàu Mỹ đưa đi,
Giă từ Quê Mẹ sầu bi khôn chừng!
Hồng Gai bến tiễn rưng rưng...
Trẻ già, trai gái tưởng chừng xa luôn!

Năm Tư (1954) dấu ấn thật buồn!
Ai gieo tang tóc, sầu tuôn Nước Nhà!?
Nữa phần Đất Nước xót xa...
Triệu người tháo chạy; khóc la thấu trời!
Năm ngày lây lất trùng khơi,
Miền Nam bến đợi; vùng trời Tự Do.
Hai mươi năm lẽ (1954-1975) ấm no,
Cớ sao lại phải sầu lo mất nhà?
Bỏ làng, bỏ mộ ông cha,
Vượt biên, vượt biển đường xa ngàn trùng!

V́ sao Tôi phải lao lung,
V́ sao Tôi phải khắp vùng tha hương!?
Năm mươi, ba lẽ (1954 - 2007) Năm trường,
Biết bao dân Việt khóc thương khắp trời!
Bao giờ về lại Quê Tôi,
Bao ǵờ Đất Nước đến hồi Tự Do,
Người người, sung túc, ấm no,
Nhà nhà, con cái chăm lo học hành???

Tôi nằm suy nghĩ tàn canh,
Chỉ khi Đất Nước hùng anh trở ḿnh...!
Tôi lại trở về Xuân Ninh.
Đi thăm Đền, Miếu, Chùa, Đ́nh, Thánh Cung.
Toàn dân vui thỏa trùng phùng,
Hai miền Nam Bắc, hưởng cùng Tự Do.

Joseph Duy Tâm, Tháng 03/2007.
----------------------------------------------------------------------------
GHI CHÚ:
(1): Nghiă Trang trên đồi.
(2): Đền Thánh Vincenté)
(3): 02-09-54

 

Phụ Bản 12

Thánh Đường Xuân-Ninh, Móng Cái, xây dựng năm 1909.
Hầu hết các tháp phụ đều bị trận bảo đêm 02-09-1954 đánh găy.
và toàn bộ Thánh Đường mới được tân trang lại năm 2009.(sau 100 Năm)

 

Mừng Sinh Nhật 66
 

Mừng ngày sinh nhật Duy Tâm,
Chúa ban cháu ngoại, Hồng Ân tuyệt vời!
An-Tiêm Việt Vũ* ra đời,
Cháu, Ông: ngày tháng trùng thời…khác Năm.
Tuổi đời, Ông qúa sáu lăm (66),
Cháu ông non nớt; vừa nằm trong nôi.
An-Tiêm Việt Vũ cháu ơi,
Niềm vui khôn tả, đắp bồi đời Ông.
Để quên qúa khứ long đong,
Cho tươi cuộc sống, thong dong đường đời!

Joseph Duy Tâm, 29-10-2008
----------------------------------------------------------------------------
* Vũ Việt An-Tiêm (Cháu ngoại của Tác Giả)

 

 

Trọn Đời Sống Thánh
 

Thất Thập Lai Hy (*) , vướng gót trần,
Một thời vương víu kiếp tao nhân.
..
Rồi ra, xác đất vùi trong mộ,
Đến lúc, hồn thiêng giă cơi trần!
Tích đức…Mang theo khi tạ thế,
Tu tâm…Để lại lúc từ Thân.
Tṛn đời sống thánh…! Vui gia đạo;
Tiên cảnh, bồng lai…cùng Thánh, Thần!!

Joseph Duy Tâm
---------------------------------------------------------
(*)Kỷ niệm sinh nhật 70. Tháng 29/10/2008

 

 

Thất Thập Lai Hy
 

1-
Thất Thập Lai Hy, một cuộc đời.
Nhớ thời thơ bé tuổi xuân tươi.
Tung tăng với Mẹ, vang lời hát,
Nhảy nhót cùng Cha, rộn tiếng cười.
Đất Nước thanh b́nh, vui hạnh phúc,
Quê Hương yên ấm...  sống khơi khơi.
Làng trên, xóm dưới; chung hoan lạc.
Đại chiến...  bổng dưng nổi khắp trời!
2-
Từng ngày hồi tưởng tuổi xuân tươi,
Thất Thập Lai Hy; một cuộc đời!
Sóng gió ba ch́m, đời lạc lơng,
Truân chuyên bảy nổi, kiếp chơi vơi!
Sinh thời chinh chiến nơi quê Mẹ.
Sống lúc tha hương giữa xứ người.
Đến lúc b́nh tâm ĺa thế tục,
Tu thân tích đức tiến Quê Trời!

Joseph Duy Tâm, 10-02-2012

 


Thấy Thương Phận Ḿnh

 

Thoáng đó đă bảy mươi Xuân,
Ngẫm đời...  trời, đất xoay-vần qua mau.
Lê chân mấy vạn nhịp cầu,
Trăi qua ngh́n chốn giang-đầu phong-sương!
Mai kia về kiếp vô-thường;
Nghe ra, ngẫm lại thấy thương phận ḿnh!

Joseph Duy Tâm

 

 

T́m Vui


T́m vui trong lúc tuổi già,
Để quên qúa-khứ bôn-ba cuộc đời;
Chất-chồng Năm, tháng nổi trôi.
Tha-phương khắp chốn, chao ơi bẽ-bàng!

Kể từ vận Nước ly-tan;
Bởi Dương-Tổng-Thống qui-hàng Cộng-nô.
Dân Việt sụp đỗ Cơ-Đồ...
Quằn-quại trong ách ma Hồ phiêu-linh!

Joseph Duy Tâm

 

 

Kiếp Sống Thoi Đưa

 

Thấm-thoát thoi đưa một kiếp người,
Trần-truồng, tay trắng lúc chào đời!
Lớn lên, rong-ruỗi khắp muôn nơi...
Vui buồn, tranh-đua suốt cuộc đời!

Thấm-thoát thoi đưa một kiếp người,
Trường thọ chăng nữa...  cũng trăm thôi.
Đua-tranh chi lắm thân thêm khổ!?
Đơn-sơ phó-thác...  nụ cười tươi!

Thấm-thoát thoi đưa một kiếp người,
Nào ai có biết được tuổi đời?
Ra đi...  trẻ, già là ư Chúa;
Sao không sẵn-sàng sống an-vui?

Thấm-thoát thoi đưa một kiếp người,
Mẹ cha, nuôi dưỡng xác thân tôi,
Chúa thương tô-điểm hồn hương-sắc,
Thỏa-thuê Ơn Thánh...  đẹp tuyệt-vời!

Thấm-thoát thoi đưa một kiếp người,
Sẵn-sàng lắng nghe Chúa gọi mời,
Lẽ vật dâng Ngài: Hoa Ơn Thánh;
Ngài đón tôi về phúc ngàn đời!!!

Joseph Duy Tâm

 

 

Thả Hồn Theo Gió
 

 

Khi Tôi ĺa cuộc trần
Giă từ kiếp phù-vân.
Xin đốt thành tro bụi,
Thả hồn Tôi theo gió;
T́m về cơi Thiên-Ân!

Joseph Duy Tâm

 

 

Bóng H́nh Giọt Sương

 

Chiều Đông, gió trăi mặt hồ,
Tà dương theo sóng...  vỗ bờ ấp yêu.
Thi nhân, hong nhớ trăm điều...
Phơi khô giấc mộng...  cho tiêu giọt sầu!
Rồi đây, cát bụi về đâu,
Nơi nao là chốn mộ sâu đời minh!?
Chợt nh́n sóng nước lung-linh,
Xác thân như thể bóng h́nh giọt sương!

Joseph Duy-Tâm
 

 


Xin Ơn Khiêm Tốn.
 

Cầu xin Thánh Nữ Tê-rê-xa,
Thương giúp đoàn con biết hải hà,
Bắt chước gương Ngài luôn rộng lượng,
Noi theo “Thánh Tích” măi hài ḥa.
Vợ chồng chung thủy; Ơn khiếm tốn,
Con cháu vâng lời; Đức vị tha.
Khốn khó…! Hy sinh; năng khấn nguyện,
Trọn đời đạo hạnh; sống hoan ca!

Joseph Duy-Tâm

 

 

Giă Biệt Hồng Trần
 

Người ta thường viết...  t́nh đời,
Tôi
thời thưng viết... T́nh Trời bao-la.
T́nh đời, cay-đắng lệ sa,
T́nh Trời, dịu ngọt hơn là mật ong.
T́nh đời, xót phận long-đong...
Tŕnh Trời, rộng mở cơi ḷng cho nhau.
T́nh đời, thường lắm thương đau,
T́nh Trời, mang đến cho nhau ân t́nh.
T́nh đời, khói lửa đao binh,
T́nh Trời, mang lại ḥa-b́nh, an-vui.
T́nh đời, nước mắt sụt-sùi,
T́nh Trời, rộn-ră nụ cười Thánh Ân.
T́nh đời, t́nh của phàm-nhân,
T́nh Trời, t
́nh Chúa giáng trần chuộc ta.
T́nh đời, t́nh Tổ-Tông sa...
T́nh Trời, t́nh của Chúa Cha dịu-hiền.
T́nh đời, t́nh phản Chúa chiên,
T́nh Trời, tha thứ tội khiên cho đời.
T́nh đời, Hồn rách tả-tơi,
Tinh Trời, Hồn Thánh diệu-vời Hồng-Ân!
Tôi xin giă biệt hồng trần,
Trọn đời chỉ viết Hồng Ân T́nh Trời.

Joseph Duy Tâm

 

Phụ Bản 13

Đền Thánh Vincenté (Vinh Sơn).

Được xây dựng trên một đỉnh đồi, Thường gọi là “Núi Đền” hay là “Đồi Bến Núi”. Nơi đây được dùng làm “Nghĩa Trang” cho Giáo Xứ Xuân Ninh, Móng Cái, Hải Ninh (Nay là Quăng Ninh). Thời niên thiếu, là một đoàn viên “Nghĩa Binh Thánh Thể” (Nay là Thiến Nhi Thánh Thể), Tác Giả đă từng sinh hoạt “Lửa Trại” tại khuôn viên Đền Thánh này:

Làng Tôi, có dốc Thác Hàn,
Có đồi Bến Núi, Gia Trang (1) ngàn đời!
Nơi đây; Tôi đă một thời,
Ṿng quanh lửa trại giữa trời canh thâu,
Bên chân Đền Thánh (2) nhiệm mầu;
Vinh Sơn uy dũng dưới bầu trăng sao…” (Trích Thăm Lại Quê Xưa, trang 167).

Tháng 03/2007, Tác Giả về thăm lại cố Hương, và đă chụp h́nh chung với bá Lụa (Vợ của Bác Tư Cúc: Trần Văn Cúc); chi dâu của Mẹ vợ Tác Giả (Trần Thị Trừ). Bên trái là trưởng nữ của Bà: Trần Thị Sách.