Nhạc nền: "Tôn
Vinh Chúa Ba Ngôi" với Ca Đoàn Sao Mai.
Chúa Nhật LỄ CHÚA BA
NGÔI Năm B - Ngày 3/06/2012
BÀI ĐỌC 1 : Đnl 4, 32-34, 39-40
" Chính Chúa là Thiên Chúa, chứ không có Chúa nào khác"
Bài trích sách Đệ Nhị Luật. Ông Maisen nói cùng dân chúng rằng:
"Các ngươi hăy t́m hiểu những thời xa xưa trước kia, từ khi
Thiên Chúa tác thành con người trên mặt đất, từ chân trời nầy
đến chân trời nọ, có bao giờ xảy ra một việc vĩ đại như thế này
chăng? Có bao giờ người ta đă nghe thấy những việc lạ lùng như
vậy chăng?
Có bao giờ một dân tộc đă nghe lời Thiên Chúa từ trong lửa phán
ra như các ngươi đă nghe mà c̣n sống chăng? Có bao giờ Chúa đă
dùng sự thử thách, dấu chỉ, điềm lạ, chiến tranh, cánh tay quyền
năng mạnh mẽ và những thị kiến khủng khiếp, để chọn lấy cho ḿnh
một dân tộc giữa các dân tộc khác, như Chúa là Thiên Chúa các
ngươi đă làm tất cả các điều đó trước mặt các ngươi trong đất
Ai-cập chăng? Vậy hôm nay các ngươi hăy nhận biết và suy niệm
trong ḷng rằng: "Trên trời dưới đất, chính Chúa là Thiên Chúa,
chớ không có Chúa nào khác." Hăy tuân giữ các lề luật và giới
răn mà hôm nay chính ta truyền dạy cho các ngươi, hầu cho các
ngươi và con cháu mai sau được hạnh phúc và tồn tại trên phần
đất mà Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho các ngươi".
Đó là Lời Chúa.
ĐÁP CA : Tv 32: 4-5, 6, 9, 18-19, 20 & 22
Phúc thay dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng ḿnh.
1- V́ lời Chúa là lời chân chính, bao việc Chúa làm đều đáng cậy
tin. Chúa yêu chuộng điều công minh chính trực, địa cầu đầy ân
sủng Chúa.
2. Do lời Chúa mà trời xanh được tạo thành, và mọi cơ binh chúng
đều do hơi thở miệng Người. V́ chính Người phán dạy mà chúng
được tạo thành, chính Người ra lệnh mà chúng trở nên thực hữu.
3. Ḱa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Người, nh́n xem những ai
cậy trông ân sủng của Người, để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết và
nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn.
4. Linh hồn chúng con mong đợi Chúa, chính Người là Đấng phù trợ
và che chở chúng con. Lạy Chúa, xin đổ ḷng từ bi xuống trên
chúng con, theo như chúng con tin cậy ở nơi Người.
BÀI ĐỌC 2: Rm 8:14-17
"Anh chị em đă nhận tinh thần nghĩa tử, trong tinh thần ấy,
chúng ta kêu lên rằng: Abba, Lạy Cha".
Bài trích thư Thánh Phaolô Tông Đồ gởi tín hữu Roma. Anh chị em
thân mến, ai sống theo Thánh Thần Thiên Chúa, th́ là con cái
Thiên Chúa. V́ không phải anh chị em đă nhận tinh thần nô lệ
trong sợ hăi nữa, nhưng đă nhận tinh thần nghĩa tử; trong tinh
thần ấy, chúng ta kêu lên rằng: “Abba”, lạy Cha. V́ chính Thánh
Thần đă làm chứng cho tâm trí chúng ta rằng: “Chúng ta là con
cái Thiên Chúa. Vậy nếu là con cái, th́ cũng là những người thừa
tự: nghĩa là thừa tự của Thiên Chúa, và đồng thừa tự với Đức
Kitô: v́ chúng ta đồng chịu đau khổ với Người, để rồi chúng ta
sẽ cùng hưởng vinh quang với Người”.
Đó là Lời Chúa
ALLELUIA : Alleluia, Alleluia.
- Sáng danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần;
sáng danh Thiên Chúa, Đấng đang có, đă có, và sẽ đến.- Alleluia.
PHÚC ÂM: Mt 28:16-20
"Các con hăy làm phép rửa cho họ, nhân Danh Cha, và Con và Thánh
Thần".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu. Khi ấy, mười một
môn đệ đi về Galilêa, đến núi Chúa Giêsu chỉ trước. Khi thấy
Người, các ông thờ lạy Người, nhưng ít kẻ c̣n hoài nghi. Chúa
Giêsu tiến lại nói với các ông rằng: “Mọi quyền năng trên trời
dưới đất đă được ban cho Thầy. Vậy các con hăy đi giảng dạy muôn
dân, làm phép rửa cho họ, nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần,
giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đă truyền cho các con. Và
đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.
Đó là Lời Chúa.
Suy Niệm:
Ba Ngôi Trật Tự và Ḥa Hợp Tuyệt
Đối
01-06-2012 1:19 pm
Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi thường được gọi là ‘Mầu Nhiệm Cả’ trong
Đạo, mầu nhiệm của các mầu nhiệm, mầu nhiệm cao siêu khôn ḍ
khôn thấu. Có ba sự thật căn bản chúng ta cần nhận thức khi
chúng ta t́m hiểu Chúa Ba Ngôi: (1) Với lư trí tự nhiên, con
người có thể nhận biết Thiên Chúa, (2) Trong Kinh Thánh từ ‘Ba
Ngôi’ không xuất hiện. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề ngôn ngữ,
(3) Ngoài mạc khải Kinh Thánh, chúng ta không thể bám víu vào
đâu để nói về Chúa Ba Ngôi.
Thật vậy, những câu đầu tiên của Kinh Thánh trong Sách Sáng Thế
cho chúng ta h́nh ảnh Chúa Ba Ngôi: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa
sáng tạo trời đất. Đất c̣n trống rỗng, chưa có h́nh dạng, bóng
tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt
nước. Thiên Chúa phán: "Phải có ánh sáng." Liền có ánh sáng” (St
1,1-3). Chúng ta thấy h́nh ảnh của Chúa Ba Ngôi ở đây: Thiên
Chúa, Lời Thiên Chúa, và Thần Khí Thiên Chúa. Trong Tin Mừng,
chúng ta gặp nhiều đoạn nói về Chúa Ba Ngôi, chẳng hạn: (1) “Vậy
anh em hăy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa
cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo
họ tuân giữ những điều Thầy đă truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở
cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28,19-20); (2) “Đấng
Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng
đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều
Thầy đă nói với anh em” (Ga 14,26); (3) “Khi Đấng Bảo Trợ đến,
Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là
Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về
Thầy” (Ga 15,26).
Chúa Ba Ngôi là Đấng ‘Trật Tự Tuyệt Đối’ và cũng là Đấng ‘Ḥa
Hợp Tuyệt Đối’. Trật Tự Tuyệt Đối giữa Chúa Cha, Chúa Con, và
Chúa Thánh Thần được diễn tả trong Kinh Tin Kính rằng Chúa Con
“được sinh ra mà không phải được tạo thành”; Chúa Thánh Thần
“bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra”. Ḥa Hợp Tuyệt Đối giữa
Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần cũng được diễn tả qua
Kinh Tín Kính rằng Ba Ngôi ‘đồng bản thể’; trong Ba Ngôi, không
Ngôi nào hơn, Ngôi nào kém. Thánh Gioan cho chúng ta biết:
“Thiên Chúa là t́nh yêu” (1 Ga 4,8). T́nh yêu Thiên Chúa được
thể hiện không những qua ‘Trật Tự Tuyệt Đối” và “Ḥa Hợp Tuyệt
Đối” nội tại của Ba Ngôi mà c̣n thể hiện qua công cuộc sáng tạo,
cứu chuộc, và thánh hóa loài người cùng muôn loài muôn vật.
Chúa Ba Ngôi, Đấng ‘Trật Tự Tuyệt Đối’ và ‘Ḥa Hợp Tuyệt Đối’ là
khuôn mẫu cho cộng đồng nhân loại, từ cộng đồng nhỏ nhất là gia
đ́nh, đến các cộng đồng lớn hơn, như các đoàn thể, quốc gia,
quốc tế, Giáo Hội... Điều mỗi người chúng ta cần luôn quan tâm
là ‘tôn trọng trật tự’ và ‘ư thức ḥa hợp’ trong tất cả các
tương quan của chúng ta trong đời sống xă hội cũng như Giáo Hội.
Lm Đặng Đ́nh Nên