<bgsound src="http://www.josephduytam.net/01.ChuaChanNuoiToi_dt(PhuongThao).mp3" loop="infinite">

Nữ Vương Ban Sự B́nh An

 

CHÚA NHẬT THỨ 3 THƯỜNG NIÊN - Năm A - Ngày 22/01/2017

BÀI ĐỌC I: Is 8, 23 - 9, 3
"Tại Galilêa các dân tộc và dân chúng thấy một ánh sáng vĩ đại".

Trích sách Tiên tri Isaia.

Lúc đầu, đất Giabulon và Nephthali rất hèn hạ, trong tương lai dần dần trở thành đường biển, bên kia sông Giođan trở thành Galilêa các dân tộc. Dân chúng đi trong tối tăm đă thấy một ánh sáng vĩ đại, và một ánh sáng đă chiếu soi trên dân ở vùng bóng sự chết. Người đă gia tăng dân số, đă ban một nguồn vui lớn; thiên hạ hân hoan trước mặt Người, như hân hoan khi được mùa, nhảy mừng như khi phân chia chiến lợi phẩm. V́ ách đă đè trên họ, đ̣n ngang nằm trên vai họ, và gậy của kẻ lạm thu họ, Người đă bẻ gẫy tất cả như trong ngày Mađian.

Đó là Lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 26, 1. 4. 13-14
Chúa là sự sáng và là Đấng cứu độ tôi.

1. Chúa là sự sáng, là Đấng cứu độ; tôi sợ chi ai? Chúa là Đấng phù trợ đời tôi, tôi sợ ǵ ai?
2. Có một điều tôi xin Chúa, một điều tôi kiếm t́m, đó là tôi được cư ngụ trong nhà Chúa suốt đời tôi, hầu vui hưởng sự êm đềm của Chúa, và chiêm ngưỡng thánh điện của Người.
3. Tôi tin rằng tôi sẽ được nh́n xem những ơn lành của Chúa trong cơi nhân sinh. Hăy chờ đợi Chúa, hăy sống can trường, hăy phấn khởi tâm hồn và chờ đợi Chúa.

BÀI ĐỌC II: 1 Cor 1, 10-13. 17
"Tất cả anh chị em hăy đồng tâm hợp ư với nhau, và giữa anh chị em, đừng có chia rẽ".

Bài trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh chị em thân mến, nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tôi xin anh chị em tất cả hăy đồng tâm hiệp ư với nhau, giữa anh chị em đừng có chia rẽ; hăy đoàn kết chặt chẽ trong cùng một thần khí và cùng một tâm t́nh. Anh chị em thân mến, tôi đă được các người nhà Khloê cho hay rằng: giữa anh chị em đang có những sự bất đồng. Tôi có ư nói điều này, là mỗi người trong anh chị em nói: "Tôi, tôi thuộc về Phaolô; - "Tôi về phe Apollô"; - "C̣n tôi, tôi về phe Kêpha"; - "Và tôi thuộc về phe Chúa Kitô". Chúa Kitô bị phân chia rồi sao? Có phải Phaolô đă chịu đóng đinh v́ anh chị em đâu? Hay là nhân danh Phaolô mà anh chị em chịu phép rửa? Đức Kitô không sai tôi đi rửa tội, mà là đi rao giảng Tin Mừng, không phải bằng lời nói khôn khéo, kẻo thập giá của Đức Kitô ra hư không.

Đó là Lời Chúa.

ALLELUIA: Mt 4, 23
Alleluia, alleluia! - Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng nước Trời, và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân. - Alleluia.

PHÚC ÂM: Mt 4, 12-23
"Người vào Capharnaum để ứng nghiệm lời tiên tri Isaia đă tiên báo".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, nghe tin Gioan bị nộp, Chúa Giêsu lui về Galilêa. Người rời bỏ thành Nagiarét, đến ở miền duyên hải, thành Capharnaum, giáp ranh đất Giabulon và Nepthali, để ứng nghiệm lời đă phán bởi miệng tiên tri Isaia rằng: "Hỡi đất Giabulon và đất Nepthali, đường dọc theo biển, bên kia sông Giođan, Galilêa của ngoại bang! Dân ngồi trong tối tăm đă thấy ánh sáng huy hoàng; ánh sáng đă xuất hiện cho người ngồi trong bóng sự chết". Từ bấy giờ, Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng và nói: "Hăy hối cải, v́ nước trời đă gần đến!" Nhân lúc Chúa Giêsu đi dọc theo bờ biển Galilêa, Người thấy hai anh em là Simon, cũng gọi là Phêrô, và Anrê, em ông, cả hai đang thả lưới dưới biển, v́ hai ông là ngư phủ. Người bảo hai ông rằng: "Các ngươi hăy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những ngư phủ lưới người ta". Lập tức hai ông bỏ lưới đó mà theo Người. Đi xa hơn một đỗi, Người lại thấy hai anh em khác là Giacôbê con ông Giêbêđê, và Gioan em ông đang vá lưới trong thuyền với cha là Giêbêđê. Người cũng gọi hai ông. Lập tức hai ông bỏ lưới và cha ḿnh mà đi theo Người. Và Chúa Giêsu đi rảo quanh khắp xứ Galilêa, dạy dỗ trong các hội đường của họ, rao giảng tin mừng nước trời, chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân.

Đó là Lời Chúa.

SUY NIỆM

Hiệp nhất – dấu chỉ của thời đại

20-01-2017 3:14 pm

Tin mừng hôm nay tŕnh bày Chúa bắt đầu sứ vụ khi Người nhận ra dấu chỉ của thời đại. Dấu chỉ đó là Gioan bị bắt (Mt 4:12-13). Chúa Giêsu không chờ đợi một dấu chỉ kỳ lạ xuất phát từ trên cao nhưng nh́n vào sự việc đang xảy ra chung quanh để t́m hiểu ư định mà Chúa Cha muốn nói với Người. Khi nghe Gioan bị bắt, Chúa hiểu rằng con đường mà Gioan đă dọn sẵn đang cần một nhà lănh đạo mới. 

Nhà lănh đạo này được tiên tri Isaia loan báo: “tại Galille các dân tộc, dân chúng đi trong tối tăm đă thấy một ánh sáng vĩ đại” (Is 9:1-2). Ánh Sáng này chính là Chúa Giêsu. Thánh Mathêu dùng điều này như là mốc điểm kết thúc sứ mạng của Gioan và khởi đầu sứ mạng của Chúa Giêsu, một sự chuyển tiếp giữa Cựu ước và Tân ước mà tiên tri Isaiah đă loan báo trước đó 750 năm: Dân ngồi trong bóng tối tăm đă nh́n thấy ánh sáng huy hoàng (Mt 4:16).

Bước đi trong ánh sáng có nghĩa là hiệp nhất trong Chúa Kitô. Thánh Phaolô, qua bài đọc hai, kêu gọi tín hữu Corintô hăy từ bỏ đầu óc bè phái để đoàn kết trong một thần khí và cùng một tâm linh (1 Cor. 1:10). Ngài nhấn mạnh rằng Hội Thánh Chúa Kitô không phải là Hội thánh bị chia rẽ, bởi v́ tất cả đều thuộc về Đức Kitô, mà Đức Kitô không thể bị chia năm xẻ bảy (1 Cor 1:13-16).  Và thật chua xót, Ngài hỏi rằng: “Chúa Kitô đă bị phân chia rồi sao?”.

Chúa Giêsu, qua Tin mừng, mời gọi một tâm hồn hiệp nhất. Môn đệ của Chúa không thể vừa theo Chúa vừa tiếp tục sống trong tội lỗi do đó Người kêu gọi “Hăy hối cải v́ nước trời đă gần đến” (Mt 4:17. Sứ điệp này là lời công khai nh́n nhận Người chính là Đấng khai mạc Vương Quốc mà Gioan đă giới thiệu. Điều kiện để tham dự vào vương quốc này không thuộc độc quyền của một nhóm nào nhưng thuộc về những ai sống trong mối liên hệ yêu thương với Thiên Chúa trong một môi trường nơi mà các giá trị của sự thật, bác ái, thương xót, công bằng, tự do là nền tảng; của những ai kết hiệp với Chúa qua mầu nhiệm thánhp giá. Những ai cho rằng ḿnh là Kitô hữu mà không vác thánh giá là tự lừa dối với chính ḿnh. Thánh giá là điều không thể thiếu trong cuộc sống Kitô hữu. Bởi v́ đó vừa là dấu hiệu của đau khổ vừa là dấu chỉ của hy vọng. Là Kitô hữu không nhất thiết chúng ta ít bị đau khổ hơn người khác. Điều khác là đau khổ sẽ có ư nghĩa đặc biệt đối với Kitô hữu khi chúng ta biết kết hiệp sự đau khổ đó trong Chúa Kitô để ư nghĩa của “thập giá không trở nên vô nghĩa” (1 Cor 1:17).

Với Thánh giá Chúa Kitô, chúng ta không chỉ nh́n thấy ư nghĩa về việc làm của Chúa nhưng c̣n nhận ra cách Chúa làm. Với con mắt xác thịt chúng ta chỉ nh́n thấy một người đau khổ nhưng với con mắt đức tin chúng ta sẽ nh́n thấy Chúa Giêsu trong người đau khổ đó. Xin Chúa cho chúng ta sự khôn ngoan để đọc được “dấu chỉ” để qua đó có đủ can đảm bắt đầu công việc. Và rằng dấu chỉ mà Chúa muốn chúng ta nh́n thấy không phải là những dấu hiệu đặc biệt nhưng rất b́nh thường xảy ra trong cuộc sống. 

Lm FX Nguyễn Văn Tuyết