Kính gởi:
1.
Các cấp lănh đạo có ḷng yêu Nước và Dân-Tộc Việt-Nam
trong hàng ngũ chính-phủ Hà-Nội hiện tại.
2.
Quư Vị Lănh Đạo thuộc Nội Các Chính Phủ, và Hàng Ngũ Quân
Cán Chính trong Chính Thể Việt-Nam Cộng-Ḥa… trước ngày
30-04-1975 đang sống lưu vong tại Hải Ngoại; cũng như tại
Quốc Nội Việt Nam.
3.
Quư Vị Lănh Đạo Tinh Thần các Tôn Giáo; trong và ngoài Nước
Việt Nam.
4.
Quư Vị Lănh Đạo các Đảng Phái Quốc Gia, và các Tổ Chức,
Phong Trào… đấu tranh đ̣i Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho
Việt Nam ở trong Quốc Nội cũng như Hải Ngoại.
5.
Quư Vị Trưởng Thượng, Thân Hào Nhân Sĩ, Trí Thức, Khoa Học
Gia, Văn Thi Nhạc Sĩ, Nghệ Sĩ, Kiến Trúc Sư, Kỷ Sư, Bác Sĩ.,
Chuyên Viên… khắp nơi.
6.
Quư Vị Chủ Tịch các Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản…
khắp nơi trên toàn thế giới. Đặc biệt là tại Hoa-Kỳ, Canada,
Úc Đại Lợi, Anh, Pháp, Đức…
7.
Quư Vị Chủ Tịch các Tổng Hội Sinh Viên, Học Sinh khắp nơi ở
trong Quốc Nội; cũng như ngoài Việt Nam. Đặc
biệt là toàn thể Sinh-Viên, Học-Sinh…!
8.
Toàn thể Dân Tộc Việt Nam ở trong Quốc Nội cũng như Hải
Ngoại…
Kính thưa toàn thể Quư Vị.
Đứng trước t́nh-h́nh xâm-lược ngày càng rơ nét của Tàu Cộng
từ Phương Bắc. Đang vây hăm Việt-Nam tứ bề: Từ 6 tỉnh
Biên-giới phía Bắc, đến các quần đảo Hoàng-Sa, Trường-Sa,
Biển-Đông, và ngay cạnh sườn là Formosa Vũng-Áng, Bauxit
Tây-Nguyên, đến biên giới phía Tây và Tây Nam; Lào và
Cam-Bốt… Rồi trong nội địa như các Khu Công-Nghiệp
B́nh-Dương, Nhà Máy Giấy Lee & Man B́nh-Thủy, Cần-Thơ,
Hậu-Giang. Các Nhà Máy Nhiệt-Điện Vĩnh-Tân, B́nh-Thuận đến
các khu Duyên-Hải Trà-Vinh v.v… Đặc biệt là các “Đặc-Khu
Kinh-Tế Vân-Đồn; Quảng-Ninh, Bắc Vân-Phong; Khánh-Ḥa,
Phú-Quốc; Kiên-Giang”.v.v…
V́ nhu-cầu cấp-bách về phương diện Quốc-Pḥng, Tác Giả đề
nghị: “KẾ HOẠCH DỜI ĐÔ VỀ CAM
RANH”; để có
điều-kiện thuận-lợi hơn trong việc chống ngoại xâm
Trung-Cộng. Hầu có thể xây dựng lại một Quốc-Gia Việt-Nam
Độc-Lập với Chính-Thể “Viêt-Nam Cộng-Ḥa” (Đệ Tam): Tam
Quyền Phân Lập (Lập-Pháp, Hành-Pháp và Tư-Pháp); Tự-Do,
Dân-Chủ, Nhân-Quyền… cho toàn Dân-Tộc Việt-Nam trong tương
lai sắp tới.
V́ “KẾ-HOẠCH DỜI ĐÔ VỀ CAM-RANH” là một “SÁCH-LƯỢC” nên cần
có thời gian để nghiên cứu thực hiện… sao cho có hiệu qủa
tối đa…! Do vậy và v́ là thời gian cấp bách; nên trong Bài
Viết này, Tác-Giả xin có những ư-kiến đề-nghị như sau:
I.
“Kế-Hoạch Dời Đô Về CAM-RANH”.
1.
Ưu điểm về Địa Lư:
a-
Cam Ranh là vùng đất cao, ít sông ng̣i. Không hề bị ảnh
hưởng về bảo lụt. Bắc giáp tỉnh khánh Ḥa (Nha-Trang). Tây
và Tây Nam giáp tỉnh Đắc Lắc (Buôn Ma Thuột) và Lâm-Đồng
(Đà-Lạt). Nam giáp tỉnh Ninh-Thuận (Phan-Rang). Đông giáp
Biển-Đông (Biển Nam-Hải).
b-
Nằm ở phía nam Trung Phần. Cách Thủ-Đô VNCH cũ (Sài-G̣n)
khoảng từ 420km => 450 km về phía Nam. Cách cố đô Huế khoảng
500km => 517 km. Thăng Long (Hà-Nội) và biên giới với Tàu
khoảng hơn 1200km đường chim bay về phía Bắc. Được bao bọc
bởi nhiều dẫy núi… về phía Tây giáp với Đắc-Lắc và Lâm-Đồng.
c-
Riêng Bán Đảo Cam Ranh, được cấu tạo bởi nhiều dăy núi trùng
điệp; đầy rẫy những thảm Hoa Mai vàng nở rộ vào mỗi mùa
Xuân, rất thơ mộng và hữu t́nh! Bao quanh ba mặt là
Biển-Đông, Vịnh Cam-Ranh và sông Thủy-Triều.
d-
Trên bán đảo Cam-Ranh, ở sườn phía bắc núi Phụng-Hoàng c̣n
có một “Hồ Nước Ngọt” thiên nhiên rất lớn, chứa khoảng
16.000m3 nước sạch, không bao giờ cạn. Và một “Mỏ Cát Trắng”
sống thiên nhiên tại Thủy-Triều, đào hoài không hết. Vào
thập niên 1960, thời VNCH, Chính Phủ Nhật đă kư Hợp-Đồng
khai thác “Cát Thủy-Triều” và đem tàu thủy đến chở về làm
nguyên liệu chế tạo thủy tinh. Cho đến năm 1962, Bán Đảo
Cam-Ranh được giao lại cho Hoa-Kỳ làm căn cứ quân sự… và
việc khai thác mỏ cát mới phải chấm dứt.
e-
Mặt ngoài, dọc theo Bán Đảo; từ B́nh-Ba, lên đến núi
Đồng-Ḅ; Nha-Trang, là một băi cát trắng rất xinh đẹp,
thơ-mộng; gọi là “Băi Dài”. Rất thích hợp cho kỹ nghệ du
lịch và trượt sóng.v.v...
f-
Mặt trong Bán Đảo, là con sông Thủy-Triều; kéo dài từ Vịnh
Cam-Ranh ở phía Nam, đến tận cực Bắc Thủy-Triều, nơi có một
cái đầm khá rộng lớn; là Đầm Thủy-Triều, xung quanh là những
đồng dừa xanh ngắt, trĩu trái. Dưới Đầm rất nhiều Hải-Sâm
(con Đồn-Đột). Tôm, Ghẹ và các loại cá.
g-
Về phía Nam và Tây Nam của Vịnh Cam-Ranh; chạy dài từ
Ba-Ng̣i, qua Mỹ-Thanh; ṿng theo chân các dẫy núi phía Nam
qua xă Cam-Lập, Ngọc-Sương, chạy ṿng ra khu Du Lịch
B́nh-Tiên đến tận Mũi Hời, là vùng biển có rất nhiều loại
hải sản như: Tôm, cá, mực, cua, ghẹ, ṣ ngao, hàu, tôm hùm,
hải sâm (đồn đột), bào ngư .v.v... Ngoài ra c̣n có thêm rất
nhiều ruộng muối ở Ḥn Quy và Mỹ-Thanh. Đặc-biệt c̣n có các
khu du-lịch ở ngoài B́nh-Ba và B́nh-Tiên.
2.
Ưu điểmvề Thời Tiết:
a-
Cam-Ranh nói chung; tuy rất ít mưa, không thích hợp cho
ngành nông nghiệp về lúa nước; ngoại trừ khu vực ruộng lúa
thuộc xă Cam-Phước (Đồng-Lác), lấy nước từ đập Suối Hành ở
phiá Tây Thị Xă. Nhưng thường không có bảo, thích hợp cho
các cơ xưởng sản xuất về công-nghiệp.
Theo kinh nghiệm của Tác Giả; đă từng sống tại Cam-Ranh từ
năm 1956 (khoảng 63năm) đến nay, Cam-Ranh chưa bao giờ bị
bảo, hoặc lũ lụ tàn phá. Nếu có chăng; chỉ là ảnh hưởng bởi
các trận bảo từ miền Bắc và miền Trung thổi vào và đă yếu
dần đi với cấp gió từ 7 đến 9 là cùng. Tuy vậy, Cam-ranh lại
thích hợp cho việc trồng các loại cây ăn trái như Xoài, Mít,
Dừa và Mía Đường, Thuốc Lá; đặc biệt là Hành Tây.
Sau ngày 30-04-1975, việc sản xuất Hành Tây tại Cam-Ranh
được xem như là một “mũi giùi kinh tế” trọng yếu nhất
Việt-Nam, xuất cảng sang Nhật, Liên Bang Sô Viết; để lấy
ngoại tệ. Về sản lượng; một sào Hành-Tây có thể thu hoạch
lên đến 5-6 tấn, có thể hơn nếu các loại vật tư như: xăng
dầu, thuốc trừ sâu, phân bón… được cung ứng đầy đủ và kịp
thời. Vào những năm 1978-1979-1980… cứ đến ngày thu hoạch,
tàu Liên Sô lại đến Cam-Ranh để chở Hành-Tây về Liên-Sô hay
sang Nhật.
b-
Về nước uống, hầu hết các vùng ở Cam-Ranh đều có thể đào
giếng lấy nước ngọt uống và tiêu dùng. Trường hợp nếu phát
triển thành Thành Phố lớn, hay Thủ Đô; Có thể dẫn nước từ
ḍng sông trên Thành (Diên-Khánh) Nha-Trang, hoặn từ Hồ
Suối-Dầu hay từ đập “Suối-Hành” về để tiêu dùng. Hiện tại,
Cam-Ranh đă xử-dụng hệt-thống nước máy…
Đặc biệt; bên Bán Đảo Cam-Ranh, đă có sẵn một hồ nước ngọt
thiên-nhiên không bao giờ cạn. Lạ lùng hơn nữa là dưới chân
núi, mặt trong Bán Đảo; đối diện với khu vực Cồn-Ké từ trong
đất liền nh́n qua. Khi nước thủy triều rút xuống khỏi các
băi cát, ta có thể dùng tay bới cát sâu xuống khoảng 20cm,
sẽ có nước ngọt uống ngay. Nước mặn rút đến đâu, nước ngọt
sẽ tràn ra đến đó! Một điều rất lạ lùng do chính Tác Giả đă
từng làm khi c̣n tuổi thanh thiếu niên cách nay khoảng hơn
63 năm.
3.
Ưu điểm về giao thông:
a-
Cam-Ranh là một khu vực có ưu điểm vào bậc nhất Việt-Nam về
phương diện giao thông; bao gồm: Đường quốc lộ số 1, đường
sắt xuyên Việt, đường hành không và đường thủy.
b-
Riêng về đường thủy; Hải Cảng Cam-Ranh thuận tiện cho cả về
quân sự lẫn dân sự.
Về quân sự; có riêng một bến cảng ở bên Bán Đảo và ở ngoài
B́nh-Ba. Về dân sự cũng có riêng hai bến cảng bên đất liền.
Một là cầu tàu Đá-Bạc; Ba-Ng̣i, đă có hơn thế kỷ; từ thời
Pháp thuộc. Hai là cầu Tân Lập tại cây số 4 (gọi là cầu số
4), rất thuận tiện về phương diện hàng hải.
c-
Hải Cảng Cam-Ranh vừa rộng (khoảng trên 60km2 ), vừa sâu (từ
18m=> 32 m). Lại kín gió; rất an-toàn. Có thể dung chứa rất
nhiều tàu, thuyền… cùng một lúc khi có bảo.
d-
Hải cảng Cam-Ranh cũng rất thích hợp cho Kỷ Nghệ Nuôi Trồng
Thủy Sản. (Hiện nay Trung-Cộng đang khai thác về vấn đề
này.)
Nhân tiện, Tác Giả đề nghị Chính Quyền hiện tại, trục xuất
ngay tất cả bọn Tàu cộng; đang nuôi trồng thủy sản trên khắp
các vùng sông ng̣i, đầm đ́a… trên toàn cơi Đất Nước
Việt-Nam, đặc biệt tại Vịnh Cam-Ranh… về Nước của họ.
4.
Ưu điểm Chiến Lược về An Ninh Quốc Pḥng:
a-
Xét về phương diện An Ninh Quốc Pḥng, có lẽ trên toàn cơi
Việt Nam, không có một nơi nào được an toàn hơn Cam-Ranh nói
chung và Bán Đảo Cam-Ranh nói riêng.
b-
Về địa lư, Cam-Ranh được bao bọc bởi ba mặt là các dẫy núi:
phía Bắc là núi Đồng-Ḅ; Có Phi-Trường Nha-Trang, và xa hơn
về hướng Bắc, có Phi Trường Phù-Cát.
Tây là Núi Hàm-Rồng kéo dài bằng các dẫy núi vế phiá Tây Bắc
(Vĩnh Cẩm, Vĩnh Linh); Có Phi Trường Phụng-Dực và phi trường
L19 (Đài Kiểm-Báo 621) sát Thị Trấn Buôn-Ma-Thuột.
Phía Nam có núi Chúa và các dẫy núi trùng điệp ṿng quanh ra
biển đến tận Mũi Hời. Có Phi Trường Bửu-Sơn, Phan-Rang (Sau
30-04-1975, VC đổi lại là Thành-Sơn).
C̣n phía đông là Vịnh Cam-Ranh và mặt ngoài là Biển. Có Bến
Cảng và Phi Trường Chiến Lược trên Bán Đảo Cam-Ranh và Phi
Trường Huấn Luyện tại Đông-Ba-Th́n trên đất liền, về phía
Bắc Mỹ Ca.
Riêng Bán Đảo Cam-Ranh là một Đặc-Khu Quân-Sự an-toàn và
thuận-tiện vào bậc nhất Việt-Nam.
c-
Về khoảng cách không gian, Cam-Ranh cách biên giới Tàu về
phía Bắc khoảng trên 1200km đường chim bay. Cánh biên giới
Cam-Bốt và Lào khoảng hơn 350km về phía Tây. Do đó, nếu quân
Tàu-Cộng có muốn tấn chiếm Thủ-Đô Cam-Ranh cũng không phải
là điều dễ dàng như Thủ-Đô Hà-Nội hiện nay.
d-
Về dân cư, có thể nói: Đa phần dân sống tại Cam-Ranh hiện
nay đều chạy trốn Việt Cộng và di cư từ các tỉnh phía Bắc
đến lập nghiệp… như B́nh Trị Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quy
Nhơn, Phú-Yên v.v...
Đặc biệt Làng Xuân-Ninh; di cư từ Móng-Cái, Tỉnh Quảng-Ninh
vào Cam-Ranh lập nghiệp từ tháng 06 năm 1956; cho đến nay.
Khi đó vùng Ḥa-Do (cây số 9) Mỹ-Ca (câysố 10) v.v... Số gia
đ́nh dân địa phương chưa có đủ trên mười đầu ngón tay. Nhưng
hiện nay, Cam-Ranh đă là một Thành-Phố sầm-uất có trên
200.000 dân sinh sống…
c-
Với kinh nghiệm của Tác-Giả sống tại Cam-Ranh hơn 63 năm
qua, Cam-Ranh coi như chưa bao giờ có chiến tranh. Ngoại trừ
một vài cuộc đụng độ lẻ-tẻ giữa các cán bộ du-kích giao-liên
của Việt-Cộng với Cảnh Sát, Địa Phương Quân hay Nhân Dân Tự
Vệ của thời VNCH.
d-
Tóm lại, nếu Cam-Ranh được chọn làm tân Thủ-Đô, sẽ là một
Thủ-Đô an-toàn và thuận-tiện nhất toàn cơi Việt-Nam. Và sẽ
là một Thủ-Đô Du-Lịch đẹp vào hạng nhất nh́ thế giới sau 50
năm đầu tư khai thác…!
II.
Kế Hoạch Xây Dựng tân Thủ-Đô Du-Lịch Cam-Ranh:
1.
Địa Điểm:
a-
Trong tương lai, nếu Cam-Ranh được chọn làm tân Thủ-Đô
Việt-Nam Cộng-Ḥa (Đệ-Tam), th́ Tác-Giả xin đề nghị: Dinh
Tổng-Thống (Dinh TỰ-DO thay v́ Dinh-Độc-Lập), Ṭa Nhà
Quốc-Hội, Bộ Nội-Vụ, Bộ Quốc-Pḥng, Tối-Cao Pháp-Viện và tất
cả các Bộ, Sở Chính Phủ... đều nên được xây dựng trên Bán
Đảo Cam-Ranh. Song-song là một Bệnh-Viện Trung-Ương, và các
Trường Đại-Học về Khoa-Học Kỷ-Thuật, Không-Gian, Quốc-Pḥng…
b-
Tác-Giả cũng đề-nghị thành lập một Ủy-Ban Đặc-Biệt, để
nghiên-cứu các địa điểm thích hợp cho từng cơ sở được xây
dựng trên Bán Đảo.
c-
Lập một đội ngũ Kiến-Trúc-Sư, Điêu-Khắc-Gia Nghệ-Thuật, Các
Nhà Kinh-Tế, Quân Sự.v.v... cùng ngồi lại để thiết-kế bản
vẽ, dự trù ngân-sách xây-dựng thích hợp cho từng “Cơ-Sở”...
2.
Kế Hoạch Gây Qũy Để Xây Dựng:
a-
Chấm dứt ngay tất cả các “Hợp-Đồng Kinh Tế…” với Trung-Cộng
trên toàn cơi Viêt-Nam như: Khu Thương-Mại B́mnh-Dương,
Bauxit Tây-Nguyên, Formosa Vũng-Áng, Nhà Máy Giấy Lee & Man
Cần-Thơ Hậu-Giang, Các Nhà Máy Nhiệt-Điện và các Hợp-Đồng
cho Thuê Rừng và Đất-Đai, Sông-Ng̣i… Các Đặc-Khu Vân-Đồn,
Bắc Vân Phong, Phú Quốc… giống như Miến-Điện đă từng làm…
đối với Trung-Cộng.
Thay vào đó; Liên doanh ngay với Hoa-Kỳ, Anh, Úc, Canada,
Nhật-Bản, Pháp, Đức.v.v… khai thác các quặng mỏ khoáng sản.
Đặc biệt là xây dựng nhà máy sản xuất các vật dụng thủy tinh
ngay nơi “Mỏ Cát Trắng ThủyTinh” tại Thủy-Triều trên Bán Đảo
Cam-Ranh. Đồng thời khai thác Bauxit và xây dựng “Thành Phố
Tây Nguyên”; ngay trên những nơi mà Trung-Cộng đă và đang
khai thác… với ư đồ xâm-lăng và biến Việt-Nam thành một
Tây-Tạng thứ hai.
Song-song, trồng lại rừng; từ Bắc chí Nam… và khai-thác dầu
hỏa tại Biển-Đông thuộc chủ quyền Việt-Nam từ Vịnh Bắc-Bộ
cho đến tận cùng thủy giới phía Nam với Cam-Bốt, Thái-Lan và
Brunei…
b-
Vay Ngân Hàng Quốc Tế.
c-
Phát hành Công Trái Phiếu.
d-
Sổ Số Kiến-Thiết hằng tuần.
e-
Doanh nhân Việt Kiều trên khắp thế giới về Nước đầu tư.
f-
Đăng Cai Tổ Chức Thế Vận Hội tại Cam Ranh sau khi hoàn tất
việc xây dựng các công sở và “Dời Đô” về Bán-Đảo Cam-Ranh.
III.
Lợi Điểm Của Việc Dời Đô Về Cam-Ranh:
1.
Cam-Ranh chính là cái xương sống lưng của “Đất Nước
Việt-Nam”. Đầu là Hà-Nội, đuôi là Sài-G̣n. Nếu cứ ngồi hoài
trên cái “Đầu” tại Hà-Nội, th́ Việt-Nam vẫn măi không ngốc
đầu lên được v́ rất nhiều yếu tố chiến lược. Sở dĩ ngày xưa
Ông Cha chúng ta (Vua Lư-Thái-Tổ 1010) chọn Hà-Nội làm
Thủ-Đô Thăng-Long; là v́ khi ấy các Ngài xét thấy thuận tiện
cho việc điều binh và xuất quân chống lại giặc Tàu phương
Bắc; di chuyển nhanh cả về đường thủy và đường bộ. V́ thời
ấy đánh nhau bằng người ngựa và thuyền buồm hay chèo; với
giáo mác, cung tên và mă tấu. Như trận Bạch-Đằng chẳng hạn.
C̣n ngày nay đánh nhau với bọn xâm lược Tàu-Cộng, ta dùng
phi cơ phản lực siêu thanh, tàng h́nh, hỏa tiễn, chiến hạm,
hàng không mẫu hạm, tầu ngầm… th́ Thủ-Đô Thăng-Long (Hà-Nội)
không c̣n hợp thời nữa. V́ Hà-Nội chật hẹp, đường xá trở
thành sông suối mỗi khi có mưa, trở-ngại giao-thông. Hơn
nữa, Hà-Nội cách biên giới với Tàu chỉ khoảng gần 200km mà
thôi… Nên Tàu cộng muốn chiếm Thủ-Đô Hà-Nội th́ rất dễ-dàng.
Ngược lại, nếu ngồi trên "Đuôi” tại Sài-G̣n, th́ Việt-Nam
cũng rất khó vùng vẫy v́ trĩu nặng do rất nhiều yếu tố
chiến-lược. Nhất là Sài-G̣n ngày nay rất là đông dân (khoảng
trên 10 triệu người.), Khách-sạn, Bullding, nhà cửa, phố xá
chen-chúc chật hẹp… Mỗi khi trời mưa th́ trở thành ao hồ,
lầy-lội rất là bất tiện cho việc giao thông, đi lại…! Nhất
là khi có chiến tranh, th́ việc bảo-vể Thủ-Đô Sài-G̣n cũng
rất là khó-khăn, bất tiện v́ qúa đông dân và đường xá chật
hẹp…!
Nếu để cái “Đuôi Sài-G̣n” được tự do vùng vẫy… để thêm sức
mạnh về phương diện phát triển kinh tế. Như đă từng là
“Ḥn-Ngọc Viễn-Đông” thời VNCH trước 30-04-1975… th́ là điều
rất nên. Nhưng nếu tiếp-tục để Sài-G̣n thành Thủ-Đô; th́
không c̣n thích hợp nữa!
2.
Sau hiệp Định Genéve 20-07-1954, Việt Nam bị cắt chia đôi
tại Vỹ Tuyến 17, Việt-Nam Cộng-Ḥa (VNCH) chọn Sài-G̣n làm
Thủ-Đô là thượng sách! Và xuyên suốt hơn 21 Năm, Chính-Thể
VNCH qua hai nền Đệ-Nhất và Đệ-Nhị; đă chứng tỏ sức mạnh
quân sự hùng hậu đứng hàng thứ nh́ tại Đông Nam Á Châu; chỉ
sau Trung-Cộng; v́ họ đông quân hơn mà thôi.
Về mặt kinh tế; cũng phát triển 50 lần hơn so với Hà-Nội
miền Bắc do tên gián-điệp Tàu-Cộng là Hồ-Tập-Chương
(Hồ-Chí-Minh ) và bè lũ Cộng-Sản Việt-Nam (CSVN) điều hành.
Chỉ tiếc “Đồng MinhTháo Chạy” v́ quyền lợi của họ. Đặc biệt
là các Chính Phủ Hoa-Kỳ, đă phạm một sai lầm không thể tẩy
xoá được trong “Lịch-Sử Việt-Nam” và nhân loại. Mặc dù các
Nhà Lănh Đạo Hoa-Kỳ đă lên tiếng nhận lỗi v́ đă bỏ rơi VNCH
vào ngày 30-04-1975; như cựu TT Nixson, ngoại trưởng
Kissinger đă thú nhận. Ngay cả đến cựu TT Obama nhân ngày
“Kỷ Niệm 50 Năm Chiến Tranh Việt Nam” tại Đài tưởng niệm
Chiến tranh Việt-Nam National Mall Washington, D.C. cũng đă
phát biểu trước đài tưởngniệm 60.000 lính Mỹ thiệt mạng tại
Việt Nam nhân ngày Chiến sĩ trận vong rằng: “cuộc chiến này
(VN) là một trong những chương đau đớn nhất trong Lịch-Sử
nước Mỹ"!
3.
Mặc dù Sài-G̣n ngày xưa (trước 30-04-1975) được mệnh danh là
“Ḥn-Ngọc Viễn-Đông”; đẹp và thơ-mộng! Khiến ông cựu
Thủ-Tướng Lư-Quang-Diệu, đă mơ ước Singarpore; được ngang
bằng như Thủ-Đô Sài-G̣n lúc bấy giờ. Nhưng ngày nay, Sài-G̣n
cũng không c̣n hợp thời nữa v́ đường xá th́ chật hẹp, sự đi
lại hàng ngày luôn bị tắc nghẽn do mọi loại phương tiện di
chuyển vô trật tự, mất thẩm mỹ và thiếu vệ sinh bởi bụi mờ
và khói xe thải ra. Bởi v́ dân chúng qúa đông, hơn 10 triệu
nhân mạng, người như kiến cỏ, sống chen chúc trong các hang
cùng ngơ hẽm, ven sông, kênh rạch… đầy những rác rưởi hôi
thối… là nguyên nhân sinh ra nhiều thứ bệnh tật… làm hao tổn
Ngân Sách Quốc Gia.
4.
Hà Nội cũng thế! Phố xá, nhà cửa chật hẹp, có những căn nhà
chiều ngang chỉ rộng 2, 3 mét là cùng. Dây điện th́ chằng
chịt hơn mạng nhện. Áo quần th́ phơi, hong khắp phố phường…
mất thẩm mỹ! Hàng năm đều bị mưa bảo ngập lụt. Đường phố trở
thành sôngsuối, gây trở ngại về giao thông… làm hao-tổn
ngân-sách; công qũy của Quốc-Gia!
5.
Về phương diện Quốc-Pḥng, nếu chiến tranh xẩy ra với
Trung-Cộng, chúng ta bắt buộc phải tự vệ đánh trả. Th́
Hà-Nội hay Sài-G̣n vẫn là tâm điểm bị uy hiếp nặng nề v́ là
nơi tập trung các Cơ Quan Đầu Năo điều khiển chiến tranh;
nhưng lại nằm trong giữa rừng người. Địch sẽ lợi dụng, tàn
sát dân chúng để uy hiếp ta. Ta v́ thương dân nên e ngại
phải mạnh tay với địch, trong khi quân xâm lăng Tàu-Cộng th́
vô nhân đạo, tàn sát không gớm tay!
6.
V́ những lư do nêu trên, Tác Giả đề nghị, hăy sớm “Dời Đô về
Cam-Ranh”; v́ Cam-Ranh là cái “Lưng Nước Việt”. Ngồi trên
“Lưng” ta có thể điều khiển “Đầu Hà-Nội” và “Đuôi Sài-G̣n”
làm việc hữu hiệu hơn; để rảnh tay chống quân Tàu xâm lăng…!
7.
Cam-Ranh cũng thuận tiện cho việc bảo vệ Biển-Đông và các
quần đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa. Cũng như bảo vệ ngư dân sinh
hoạt trong các vùng biển thuộc chủ quyền Việt-Nam và tiện
cho việc khai thác dầu hỏa trên Biển-Đông.
8.
Tránh được áp lực quân sự của Tàu-Cộng từ phương Bắc v́ cách
xa biên giới trên 1200km đường chim bay.
9.
Giảm được ngân sách Quốc-Pḥng trong việc bảo vệ Thủ-Đô.
10.
Tránh được nạn bảo lụt hằng năm gây thiệt hại cho ngân sách
Quốc-Gia.
11.
Phi Trường Cam-Ranh sẽ trở thành Phi Trường Quốc Tế. V́ thế,
nền kinh tế Nước nhà sẽ nhanh chóng phục hồi và phát triển,
có thể sẽ qua mặt các nước Đông Nam Á Châu v́ là một Thủ-Đô
Du-Lịch giàu đẹp và thơ-mộng!
12.
Các loại phi cơ Hàng Không cũng như chiến đấu; không hề bị
ảnh hưởng bởi thời tiết mây mù khi lên xuống.
13.
Kêu gọi các nhà kinh doanh đấu thầu khai thác các điểm du
lịch chạy ṿng từ Ba-Ng̣i, Ḥn Quy (Trại Mát) qua Mỹ-Thanh
ṿng theo chân các dẫy núi phía Nam qua xă Cam-Lập,
Ngọc-Sương, chạy ṿng ra khu Du Lịch B́nh-Tiên đến tận Mũi
Hời, là vùng biển có rất nhiều loại hải sản như: Tôm, cá,
mực, cua ghẹ, ṣ ngao, hàu, tôm hùm, hải sâm (đồn đột), bào
ngư .v.v... Ngoài ra c̣n có thêm rất nhiều ruộng muối.
14.
Khai thác “Kỷ Nghệ Nuôi Trồng Thủy Sản” có giá trị cao như
Tôm Hùm, Cá Mú, Hàu, Điệp, Bào Ngư. v.v…(Như Điệp Viên Trung
Quốc đă và đang làm tại Vịnh Cam-Ranh hiện tại.) Kỷ Nghệ
Khai Thác Du Lịch và Nuôi Trồng Thủy Sản; sẽ giúp công ăn
việc làm cho hằng triệu công nhân trong mọi ngành nghiệp.
15.
Sau cùng là một Thủ-Đô Du-Lịch có vệ sinh, thoáng mát vào
bậc nhất thế giới v́ gió biển trong lành. Không bị bụi bặm
hay bảo lụt, ao tù hôi thối như Hà-Nội và Sài-G̣n.
IV.
Đăng Cai Tổ Chức Thế Vận Hội Tại Cam-Ranh.
1.
Thời Điểm Dự Định Tổ Chức:
Khoảng từ năm 2040 trở đi.
Nếu Việt-Nam sớm có một Chính Phủ Đa Nguyên: Tự Do, Dân Chủ,
Nhân Quyền với Chính-Thể Việt-Nam Cộng-Ḥa (Đệ Tam); Th́ với
khoảng thời gian từ 30 đến 50 năm, Việt-Nam sẽ tiến xa hơn
Đài-Loan, Đại-Hàn,Thái-Lan, Singapore... v́ hiện nay
Việt-Nam có vài trăm ngàn nhân tài khoa bảng, đang làm việc
trên khắp thế giới; Đặc biệt tại Hoa-Kỳ, Canada, Úc, Anh,
Pháp, Đức v.v… Việc tổ chức một Thế Vận Hội Thế Giới chắc
chắn sẽ thực hiện được.
2.
Ưu Điểm Về Địa Điểm Thổ Chức:
Cam Ranh là một địa điểm thích hợp cho việc thi đấu hầu hết
các môn thể thao chính như: Bóng Đá, điền Kinh, Đua Thuyền,
Trượt Sóng, Đua Xe, v.v... Ngoại trừ môn trượt tuyết.
3.
Ưu Điểm Về Giao Thông:
Ngoài Phi Trường Quốc Tế Cam-Ranh ra, c̣n có phi trường
Nha-Trang (Khánh-Ḥa). Bửu-Sơn (Phan-Rang) có thể tiếp nhận
nhiều chuyến bay quốc tế đến cùng một lúc. Từ Nha-Trang
(phíaBắc) và Phan-Rang (phía Nam); đến Cam-Ranh chỉ mất
khoảng từ 40 đến 50 phút lái xe (khoảng 50 km) là đến địa
điểm tổ chức. Ngoài ra, c̣n có đường sắt, đường bộ... đến từ
ba miền Bắc, Trung, Nam rất thuận tiện.
Cũng có thể đến bằng đường thủy…!
4.
Tiện Ích Của Thế Vận Hội:
a.
Về kinh tế: Sau Thế Vận Hội, Ngân-Sách Quốc-Gia sẽ thu thêm
được nhiều tỷ mỹ kim qua nhiều cách thức:
-
Tiền thu vé vào cửa.
-
Tiền thu từ các dịch vụ du lịch.
-
Tiền thu được từ các Khách-Sạn, Nhà-Hàng v.v…
b.
Về cơ sở: Có thêm được các Khu Phố, Chung Cư.
Vận-Động-Trường… tân kỳ. Đường xá được mở mang: rộng răi,
sạch sẽ, thoáng mát… Các hệ thống điện, nước, ga… đồng thời
cũng được thiết kế đầy đủ cho nhu cầu của người dân.
c.
Đặc biệt, Cam-Ranh sẽ có thêm nhiều địa điểm du-lịch; thu
hút hàng triệu du-khách thập phương và trên toàn thế giới;
đến tham-quan viếng cảnh…!
V.
Kết Luận:
1. Việc “Dời Đô Về Cam-Ranh” là một “Thế Chiến-Lược” lâu dài
ngàn đời vô cùng quan trọng! Càng sớm càng hay, v́ Cam-Ranh
là “Địa-Thế Quốc-Pḥng” thuận-lợi và an-toàn nhất Việt-Nam
về mọi phương-diện!
2. Nơi đây cũng sẽ là một “Thủ-Đô Du-Lich” đẹp và thoáng mát
nhất nh́ thế giới sau Vịnh Sydney, Úc-Đại-Lợi. Sẽ thu-hút
hàng triệu khách du-lịch khắp năm Châu đến tham-quan viếng
cảnh hằng năm. Nền kinh-tế sẽ phát-triển nhanh chóng và
Việt-Nam sẽ sớm trở nên một Cường-Quốc hùng cường và giàu
mạnh, trổi vượt các Nước Đông Nam Á Châu !
3. Nếu Ngụy-Quyền CSVN hiện tại sớm được thay thế bằng một
Chính Quyền mới; đa nguyên đa đảng với Chính-Thể Việt-Nam
Cộng-Ḥa (Đệ Tam), có Tam Quyền Phân-Lập (Lập Pháp, Hành
Pháp, Tư Pháp) và Tự-Do, Dân-Chủ, Nhân-Quyền… Có “Hiệp-Ước
Liên-Minh Quân-Sự” với Hoa Kỳ về phương diện Quốc Pḥng; như
Phillipin, Nhật Bản, Đại Hàn (Nam Hàn), Đài Loan… th́ Việt
Nam sẽ được đứng vững, không bị Trung-Cộng xâm-lược như hiện
tại.
Trái lại, Việt-Nam ta c̣n có thể lấy lại các phần đất đă
mất như Thác Bản-Dốc, Ải Nam-Quan, quần Đảo Hoàng-Sa, và các
đảo thuộc Trường-Sa; cũng như các vùng biển đảo thuộc Vịnh
Bắc Bộ… Đồng thời cũng chấm đứt được các Hợp-Đồng khai thác
Bauxit Tây Nguyên, Nhà máy thép Formosa Vũng-Áng, Nhà máy
giấy Lee & Man Cần-Thơ, Hậu-Giang và các Hợp-Đồng Kinh-Tế,
Thương-Mại cũng như việc khai thác Rừng trong ṿng 50; trên
toàn cơi Việt-Nam… Mà Tàu Cộng đă và đang chiếm đoạt.
4. Nếu Cam-Ranh sớm được chọn làm Thủ-Đô và có “Hiệp-Ước
Liên-Minh Quân-Sự” với Hoa-Kỳ trong ṿng 100 Năm, th́ chắc
chắn một điều,Việt-Nam sẽ không mất về tay Tàu-Cộng. Vịnh
Bắc Bộ, Biển Đông và 2 quần đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa; sẽ
được bảo-vệ đầy-đủ. Cũng như Ngư trường Biển-Đông sẽ được
an-toàn cho ngư dân Việt-Nam tự do hoạt động, đánh bắt hải
sản. Các Đặc Khu Kinh Tế Vân-Đồn, Hải-Pḥng, Vũng-Áng,
Đà-Nẵng, Nha-Trang, Vũng-Tàu, Phú-Quốc.v.v… của Việt Nam sẽ
không c̣n bị Trung Cộng xâm hại, ức hiếp. Các Giàn Khoan Dầu
của Việt-Nam, hoặc liên doanh với nước ngoài cũng được an
toàn khai thác…! Và Việt-Nam sẽ trở thành một Do-Thái thứ
hai tại Đông Nam Á Châu!
Sydney ngày 24-05-2019.
Joseph Duy-Tâm